(HBĐT) - Chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh (KCB) tại tuyến huyện đã tạo bước đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo ra cuộc đua cạnh tranh giữa các cơ sở KCB nhằm thúc đẩy, nâng cao và cải tiến chất lượng bệnh viên. Tuy nhiên, để chính sách này thật sự vì quyền lợi của người bệnh và không ảnh hưởng đến tính an toàn của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thì một số bất cập nảy sinh cần được tháo gỡ.

 

Từ ngày 1/1/2016, quy định thông tuyến KCB tại tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc cho thấy phù hợp với xu hướng phát triển y tế và nguyện vọng của người tham gia BHYT. Người có thẻ BHYT được bỏ thủ tục chuyển tuyến từ tuyến xã lên huyện hay từ huyện này sang huyện khác mà vẫn được KCB và đảm bảo quyền lợi BHYT. Với những trường hợp đi công tác, đi làm ăn xa… thay vì phải đổi thẻ BHYT như trước thì nay chỉ cần thẻ BHYT và một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ là được chấp nhận KCB tại các bệnh viện tuyến huyện. Đồng thời, người bệnh được lựa chọn KCB tại các cơ sở y tế cùng tuyến, không phân biệt y tế công lập hay tư nhân.

 

Qua 6 tháng triển khai quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân KCB bằng BHYT, số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh tăng đáng kể, nhất là tại các bệnh viện huyện.

 

Để đáp ứng yêu cầu KCB khi thực hiện lộ trình thông tuyến KCB đòi hỏi các bệnh viện tuyến huyện không ngừng nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh với mục tiêu tất cả vì sự hài lòng của người bệnh; tăng cường tổ chức học tập, trao đổi chuyên môn, nâng cao tinh thần tập thể trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh, hạn chế chuyển tuyến; cải tiến kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

 

Bên cạnh những tác động tích cực, thông tuyến KCB đã  nảy sinh một số vấn đề cần tháo gỡ. Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy cho biết: Phần lớn tâm lý người bệnh, nhất là những người bệnh mãn tính đã đến thẳng các cơ sở KCB tuyến huyện vì điều kiện KCB tốt hơn tuyến xã. Điều này khiến cho các bệnh viện tuyến huyện rơi vào tình trạng quá tải, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tăng cường KCB tại y tế cơ sở. Một vấn đề nữa tại các huyện đang gặp phải là người bệnh có thẻ BHYT đi khám bệnh tại 2 - 3 cơ sở y tế khác nhau trong ngày hay trong tuần mà vẫn được kê đơn cấp thuốc, nhất là ở tuyến xã, gây khó khăn cho việc thanh quyết toán đối với tuyến huyện, thành phố là đơn vị chịu trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan BHYT.

 

Từ những tác động không mong muốn của chính sách thông tuyến KCB nêu trên, ngành y tế và BHXH cần nhanh chóng hoàn thiện, triển khai ứng dụng phần mềm giám định điện tử liên thông trong quản lý KCB và thanh toán BHYT. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu là các bệnh thông thường không cần tới bệnh viện huyện, đồng thời nâng cao chất lượng KCB, tinh thần, thái độ phục vụ  để đạt tới sự hài lòng của người bệnh.  

 

           

 

             Thùy Dung

           (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục