(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại Khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vào những ngày gió lạnh đầu mùa. Ngồi bên giường bệnh của bà Bùi Thị Lai quê ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn), những cơn đau khiến bà không thể ngồi lâu. Bà Lai chia sẻ: Tôi bị suy thận đã 3 năm, hơn 1 năm nay phải chạy thận nhân tạo, mỗi tuần phải 2 lần, 1 tháng là 8 - 9 lần . Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào 3 mảnh ruộng nhỏ, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên mỗi lần đi viện là một lần tôi phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn.

 

Đây chỉ là 2 trong số rất đông những người bệnh thuộc diện hộ cận nghèo đã và đang điều trị tại các cơ sở y tế. Họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống giờ lại thêm gánh nặng bệnh tật. Thấu hiểu hoàn cảnh của người bệnh thuộc diện hộ cận nghèo, dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” tại tỉnh nhằm mục đích cải thiện tiếp cận của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chống quá tải bệnh viện, hướng tới chính sách quốc gia BHYT toàn dân. Nội dung của dự án tập trung vào việc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT và hỗ trợ phần cùng chi trả khi bệnh nhân thuộc diện hộ cận nghèo điều trị nội trú và ngoại trú đi khám, chữa bệnh đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương trong dự án (trừ trường hợp cấp cứu). Mức hỗ trợ của dự án đối với người cận nghèo đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khi có chí phí cùng chi trả lớn hơn 500.000 đồng /đợt điều trị; mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng /đợt; không giới hạn số đợt điều trị /năm, thời gian từ nay đến hết năm 2019.

 

Bà Bùi Thị Lai và ông Nguyễn Văn Hoàng tâm sự: Mỗi đợt điều trị, số tiền cùng chi trả viện phí của chúng tôi thường gần 1 triệu đồng. Sau khi thanh toán viện phí xong, chúng tôi xin xác nhận của địa phương, mang theo chứng minh thư và hóa đơn thanh toán viện phí đến Văn phòng của Dự án tại Sở Y tế để dự án thanh toán cho số tiền mà tôi phải cùng chi trả ở bệnh viện. Sự hỗ trợ kịp thời của dự án giúp chúng tôi yên tâm hơn nhiều trong quá trình điều trị.

 

Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” được triển khai sẽ là cơ hội để nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng khi người cận nghèo đi khám, chữa bệnh. Đồng thời, việc triển khai dự án cũng là dịp để các cơ sở y tế, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sự cần thiết nên tham gia BHYT toàn dân nhằm chia sẻ trách nhiệm cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 

                                                                            

                                                                           Hồng Dung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gần 200 đại biểu tham dự lớp tập huấn.

Ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Kim Bôi năm 2016

(HBĐT) - Vừa qua, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện huyện Kim Bôi đã tổ chức ra quân hiến máu tình nguyện năm 2016.

Bảo hiểm y tế trao sự an tâm cho người nghèo

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức cao. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những chuyển biến tích cực với việc hàng nghìn người nghèo đã có thẻ BHYT. Đây là điều kiện góp phần không nhỏ trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân.

Thêm thuận lợi cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

(HBĐT) - Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là bệnh viện hạng III. Theo Công văn số 6358/BYT-BH, người bệnh có thẻ BHYT sẽ được chuyển tuyến thẳng từ nơi khám chữa bệnh ban đầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (YHCT). Ví dụ, người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là trạm y tế xã sẽ được chuyển viện thẳng từ trạm lên Bệnh viện YHCT tỉnh mà không cần qua bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố.

Bảo hiểm y tế góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, từ ngày 1/1/2016 thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên phạm vi cả nước. Sau 8 tháng triển khai đã tạo điều kiện cho người có thẻ BHYT thêm cơ hội tiếp cận và lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh. Đây cũng là cơ hội để các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút thêm nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

Virút Zika có thể lan rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-11, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết số ca mắc Zika ở Việt Nam đã lên xấp xỉ 40 người ở 6 tỉnh thành, nhiều nhất là ở TP.HCM với 29 bệnh nhân.

Dịch Zika lan rộng ở Sài Gòn

Ngày 2/11 TP HCM ghi nhận thêm 3 bệnh nhân Zika mới nâng số ca mắc lên 20, 11 quận huyện có người bệnh, nhiều nhất là quận 9, 12, Bình Thạnh, Tân Phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục