Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ khi loại vi rút H7N9 được phát hiện vào năm 2013. Nhiều chuyên gia y tế nước này lo ngại tình trạng dịch bệnh lớn nhất trong 100 năm qua sẽ lan rộng và khó kiểm soát.
Trung Quốc tiêu hủy gia cầm để ứng phó với dịch bệnh. |
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc, ít nhất 192 người ở nước này được xác định nhiễm vi rút cúm A (H7N9) trong tháng 1 và 79 bệnh nhân trong số này đã tử vong, cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái. Con số lớn hơn dự báo đã khiến giá gia cầm tại các khu vực sản xuất chính trong nước xuống thấp nhất từ năm 2005. Tháng 12 năm ngoái, giá gà ở Trung Quốc vào khoảng 7 nhân dân tệ/kg (khoảng 23.000 đồng). Hiện tại, giá gà sống trung bình tại các khu vực sản xuất lớn như Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Cam Túc, An Huy và các tỉnh Đông Bắc chỉ còn 5,28 nhân dân tệ/kg. Điều đó đã giáng đòn mạnh vào ngành chăn nuôi gia cầm tại Trung Quốc vốn đang khó khăn vì dư nguồn cung trong nước. Cổ phiếu các hãng sản xuất thịt gia cầm lớn như Fujian Sunner đã giảm 12% và Yisheng Poultry giảm 21%.
Cho đến khi được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 3-2013, vi rút H7N9 chỉ xuất hiện ở các loài gia cầm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi rút H7N9 cho đến nay chưa xuất hiện trong các đàn gia cầm ở ngoài Trung Quốc. Mặc dù nó dường như không dễ dàng lây truyền từ người sang người, nhưng WHO rất quan ngại về căn bệnh này vì phần lớn bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều ở mức độ nặng. Trong thời gian từ ngày 20-12-2016 đến 16-1-2017, WHO đã xác định được tổng cộng 918 người nhiễm vi rút H7N9, trong đó 359 trường hợp đã tử vong.
Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc cho biết, phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút H7N9 ở người được xác định là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hay môi trường nhiễm bệnh, đặc biệt là các khu chợ buôn bán gia cầm. Trong khi đó, thời tiết và thói quen mua gia cầm sống của người dân địa phương cũng khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Nhằm đối phó với cơn dịch, một số tỉnh như Quảng Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Chiết Giang đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó có tạm dừng giao dịch gia cầm sống. Tất cả chợ gia cầm được yêu cầu dọn dẹp và khử trùng hoàn toàn. Nhà chức trách Trung Quốc tin rằng, việc đóng cửa các chợ buôn bán gia cầm sẽ giúp làm chậm tốc độ lây lan của vi rút H7N9. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, nếu người dân chỉ mua thịt gà đông lạnh, việc kiểm soát dịch bệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng của gà đông lạnh tương đương với gà được giết mổ tươi sống, nhưng lại ít rủi ro hơn với sức khỏe.
Tình hình cúm gia cầm tại Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ lây lan dịch sang các quốc gia lân cận, vốn cũng đang chật vật ngăn chặn các chủng cúm gia cầm khác. Mới đây, Nhật Bản đã tiêu hủy 69.000 con gà tại khu vực phía Tây Nam nước này sau khi phát hiện khoảng 40 con gà chết do nhiễm một chủng cúm gia cầm nguy hiểm tại một trang trại ở thị trấn Kohoku thuộc tỉnh Saga. Kể từ tháng 11 năm ngoái, cúm gia cầm đã hoành hành tại nhiều tỉnh của Nhật Bản, trong đó có tỉnh cực Bắc Hokkaido và tỉnh Tây Nam Miyazaki. Cuối năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã tiêu hủy gia cầm nhiễm vi rút H5N6 với số lượng kỷ lục (19,11 triệu con). Số tiền hỗ trợ các trang trại bị ảnh hưởng lên tới hơn 30 triệu USD. Còn tại Campuchia, giới chức nước này cũng vừa thông báo một đợt bùng phát vi rút cúm gia cầm H5N1 ở miền Đông Nam. Do vậy, việc khoanh vùng dịch nhằm ngăn chặn sự lan rộng và tích cực phòng ngừa tránh thiệt hại về người và kinh tế là ưu tiên cấp thiết hiện nay.
TheoHanoimoi
Sáng 15.2, tại xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì đã xảy ra vụ nghi bị ngộ độc thực phẩm tập thể. Đã có 37 người đến điều trị tại Trạm Y tế xã, tất cả những người này đều có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, hoa mắt và sốt sau khi ăn cỗ cưới tại gia đình ông Hoàng Văn Kim, thôn Thượng 3, xã Đản Ván.
Theo Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh quai bị những năm gần đây xuất hiện rải rác trở lại và nếu không có cách phòng tránh và xử lý kịp thời, có thể dẫn tới những nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, đến cuối giờ chiều nay, số nạn nhân của vụ ngộ độc đã tử vong và phải đến các cơ sở y tế cấp cứu, theo dõi đã tăng lên 38 người, trong đó có bảy người tử vong.
(HBĐT) - Mặc dù đã được hỗ trợ đến 70% mức đóng BHYT nhưng thực tế vẫn còn nhiều người thuộc hộ cận nghèo, nhất là người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo vẫn chưa có điều kiện tham gia BHYT. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mới thoát nghèo không bị tái nghèo do phát sinh các chi phí điều trị ốm đau và người thuộc hộ cận nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn được tham gia BHYT, huyện Cao Phong đã và đang coi trọng thực hiện công tác này.
Vụ việc trên xảy ra tại bản Tả Chải, xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu).
(HBĐT) - Năm 2016, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm chăm sóc và tổ chức mừng thọ cho 8.419 NCT với số tiền gần 3 tỷ đồng. Tổng số NCT từ 60 - 79 tuổi được hưởng trợ cấp 4.417 người, từ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp xã hội 10.168 người.