(HBĐT) - Ngày 23/2, Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9 trên địa bàn tỉnh.
Sở NN&PTNT cho biết, theo thông tin từ Cục Thú y, cả nước đang xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm Cúm A/H5N1 và A/H5N6 tại các tỉnh:
Để chủ động ngăn chặn và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhập vào địa bàn tỉnh, đồng thời hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm sang người, giảm thiểu thiệt hại kinh tế của ngành chăn nuôi, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, trong đó chú trọng một số nội dung:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo cho người chăn nuôi về tác hại và sự nguy hiểm của các chủng vi rút cúm gia cầm nhằm giúp người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch. Trường hợp có gia cầm chết, ốm bất thường phải báo cáo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để xử lý, không vứt xác gia cầm bị ốm, chết bừa bãi làm dịch lây lan.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc kiểm dịch động vật tại gốc. Tổ chức tốt kiểm soát giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ và các chốt kiểm dịch tạm thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực có bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi phiên chợ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ động mọi nguồn lực để có thể ứng phó với cúm A/H7N9 và các chủng vi
rút cúm gia cầm lây sang. Các địa phương cần rà soát, xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng – chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017 của địa phương; chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nhân lực, tài chính, phương tiện, dụng cụ, vật tư, vác xin, thuốc thú y, hóa chất chủ động ứng phó nếu dịch xảy ra…
Đơn vị chức năng các huyện, thành phố chủ động triển khai tiêm phòng, khử trùng tiêu độc vụ xuân – hè 2017 cho đàn gia súc, gia cầm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ phát sinh dịch cao nhằm phát hiện sớm ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời. Chủ động lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm để xác định chủng vi rút gây bệnh và tiêu hủy triệt để đàn gia cầm dương tính với vi rút cúm theo hướng dẫn của cơ quan thú y khi có dịch bệnh xảy ra.
T.H (TH)
(HBĐT) - CLB Ngân hàng máu sống tỉnh vừa tổ chức đợt hiến máu tình nguyện đột xuất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tham gia có 38 thành viên CLB là cá nhân đến từ các sở, ngành, đoàn thể, thanh niên đang sinh sống trên địa bàn TP. Hòa Bình.
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị bằng phác đồ đã thống nhất giữa các chuyên gia, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và ngành Y tế địa phương.
Tỉnh Lai Châu đã và đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tập trung hỗ trợ, cấp cứu những nạn nhân trong vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm; tiếp tục tìm kiếm những người tham gia ăn uống tại đám ma để đưa về các cơ sở y tế thăm khám điều trị….
Sáng 15.2, tại xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì đã xảy ra vụ nghi bị ngộ độc thực phẩm tập thể. Đã có 37 người đến điều trị tại Trạm Y tế xã, tất cả những người này đều có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, hoa mắt và sốt sau khi ăn cỗ cưới tại gia đình ông Hoàng Văn Kim, thôn Thượng 3, xã Đản Ván.
Theo Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh quai bị những năm gần đây xuất hiện rải rác trở lại và nếu không có cách phòng tránh và xử lý kịp thời, có thể dẫn tới những nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, đến cuối giờ chiều nay, số nạn nhân của vụ ngộ độc đã tử vong và phải đến các cơ sở y tế cấp cứu, theo dõi đã tăng lên 38 người, trong đó có bảy người tử vong.