(HBĐT)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những chiến sĩ áo trắng đã có đóng góp không nhỏ làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những người thầy thuốc đối mặt với muôn vàn khó khăn cứu chữa thương, bệnh binh tiếp sức cho chiến trường
Với những thành tích của mình dược sỹ Nguyễn Thanh Xuân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và nhiều bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Năm nay, dược sỹ Nguyễn Thanh Xuân, 85 tuổi, nguyên là Giám đốc xí nghiệp dược phẩm Hòa Bình. ông hồi ức lại: Năm 1960, ngành Dược của tỉnh được tách từ ngành Công Thương về ngành Y tế. Năm đó, tôi vừa học xong lớp dược. Năm 1967, xí nghiệp dược Hòa Bình được thành lập. Lúc đó tôi được cử sang làm Giám đốc với nhiệm vụ làm 11 sản phẩm thuốc cho Dược phẩm Trung ương. Ngoài ra, xí nghiệp còn làm thêm các sản phẩm như cao bách bộ, hổ cốt, rượu tắc kè, rắn… các loại thuốc viên, mỡ nước cung cấp cho chiến trường. Để có những sản phẩm thuốc ngoài đi thu mua, cán bộ, nhân viên tự trèo đèo, lội suối đi tìm cây thuốc.
Năm 1972, một lần đi họp ở Bộ Y tế, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch cho biết, hiện nay trong chiến trường miền
Tiếp đó, Bộ Y tế giao ngành Y tế Hòa Bình và Sơn La trồng, nghiên cứu, sản xuất dược liệu ở trại Thung Khe và Mông Hóa, cung cấp hàng trăm tấn cho cả nước. Trong thời xây dựng đất nước, ngành còn cung cấp thuốc chữa bệnh cho cán bộ, công nhân xây dựng thủy điện sông Đà.
ng Quách Đồng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh kể lại: Từ năm 70 của thế kỷ trước, bệnh viện được ngành cấp 150 giường bệnh. Do điều kiện chiến tranh nên bệnh viện 3 lần phải sơ tán để tránh sự đánh phá của giặc Mỹ. Những lần sơ tán đều về tại xóm Thá, xã Bắc Phong (Cao Phong). Cơ sở vật chất thiếu thốn, chúng tôi vừa làm công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, vừa phục vụ chiến đấu. Nhiều thuốc sử dụng phải tự làm như nước truyền tự pha, hấp các thiết bị mổ bằng phương pháp thủ công… Những năm đó, Hòa Bình bị 2 lần giặc Mỹ ném bom. Một lần nửa đêm đang trực thì có điện đi Tân Lạc cấp cứu thương binh bị đánh bom. Bệnh viện cử một kíp mổ đi ngay trong đêm. Từ bệnh viện vào Tân Lạc tuy không xa nhưng toàn đường đèo núi và đi không được bật đèn sợ địch phát hiện. Lái xe lúc đó chỉ đi mò đường theo cảm tính. Lần thứ hai đi Yên Thủy cũng vào ban đêm. Khi đến nơi thì máy bay Mỹ đã đánh bom phá hết một xưởng của nhà máy dệt
Bác sĩ Hà Hữu Tiến, nguyên Trưởng ty Y tế tỉnh giai đoạn 1955-1957 nhớ lại: Những năm kháng chiến chống Mỹ, cả Ty và Bệnh viện tỉnh chỉ là những chiếc lán bên sườn đồi ở phường Chăm Mát, có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây. Điều kiện phục vụ và cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn. Có khi xử lý gẫy xương đùi phải về Bệnh viện Việt Đức để xin bột. Hòa bình lập lại, ngành Y tế đã đào tạo, xây dựng mạng lưới y tế xã và thôn, bản là chính, đồng thời xây dựng bệnh xá các huyện. Tuyến huyện mở lớp đào tạo ngắn hạn vệ sinh viên từ 7 - 15 ngày để vận động, tuyên truyền vệ sinh thôn xóm “sạch làng xóm, tốt ruộng đồng”, vận động bà con đưa chuồng gia súc ra xa nhà, làm hố tiêu ủ phân xanh bón ruộng. Năm 1956, ngành Y tế được chọn là đơn vị có phong trào vệ sinh và xây dựng mạng lưới y tế cơ sở nhất Khu 3, được tặng cờ xuất sắc.
Những năm giặc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Bệnh viện tỉnh phải sơ tán. Thực hiện phương châm “ngoại khoa hóa cán bộ” và tiến hành phương án chống máy bay Mỹ, ngành đã lập thành 3 tuyến xã, huyện, tỉnh, thành lập đội lưu động có thuốc, xe cứu thương đến giúp đỡ nhân dân và cấp cứu thương, bệnh binh ở tất cả các tuyến để hạn chế thương vong cho chiến sĩ, đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.
Việt Lâm
(HBĐT) - Trong 2 tháng 3 - 4/2017, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, cuộc sống của người dân xã Đông Phong (Cao Phong) từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Đồng chí Bùi Công Đoàn, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Thành quả có được một phần là nhờ đóng góp quan trọng của việc thực hiện chính sách dân số. Đã 5 năm liền, xã duy trì thành tích không sinh con thứ 3, đặc biệt có những địa bàn dân cư giữ bề dày thành tích không sinh con thứ ba 10 năm liền.
(HBĐT) - Sáng 20/4, tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thành phố Hòa Bình phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm Hòa bình tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2017.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp.
(HBĐT) - Là cộng tác viên dân số lâu năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Khú, xã Thượng Tiến cho biết: Xóm có 36 hộ với 167 nhân khẩu, là xóm vùng sâu, xa và khó khăn nhất của xã. Các hộ sống chủ yếu bằng trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ. Những năm trước, xóm không có đường giao thông.
(HBĐT) - Ngày 14/4, tại trường THPT Cù Chính Lan (xã Long Sơn, Lương Sơn), Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Lương Sơn đã tổ chức ngày hội hiến máu năm 2017. Tham dự ngày hội có hơn 700 tình nguyện viên là cán bộ, CNLĐ, LLVT, học sinh, sinh viên thuộc các xã vùng nam huyện Lương Sơn.