(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Tân Lạc có 77.800 người. Trong đó, tham gia BHXH, BHYT bắt buộc 3.013 người; tham gia BHXH tự nguyện 104 người, tham gia BHTN 2.293 người; chỉ tham gia BHYT 77.696 người, tăng 1.200 người so với cùng kỳ năm 2016.


Lãnh đạo BHXH huyện Tân Lạc hướng dẫn thực hiện rà soát, giám sát sử dụng nguồn quỹ khám - chữa bệnh BHYT hiệu quả.

 

Nhằm thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH huyện Tân Lạc đã đưa ra những kế hoạch cụ thể và từng bước thực hiện. Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân của huyện Tân Lạc đạt 92%, tăng 1% so với cuối năm 2016. Nhờ tập trung phát triển đối tượng hộ gia đình, học sinh, ước tính đến cuối năm sẽ tăng thêm 3.000 người tham gia BHYT. Cùng với đó, nhận thức của nhân dân và trách nhiệm của các cấp, ngành về thực hiện BHYT ngày một nâng lên. Việc mở rộng các nhóm đối tượng tham gia cơ bản đi đúng lộ trình.

Vừa qua, BHXH huyện và Hội LHPN huyện Tân Lạc đã phối hợp mở hội nghị tập huấn tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho Chủ tịch Hội phụ nữ của 6 xã và các hội viên xóm, phố với 85 người tham dự. Đồng thời, BHXH huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình thuộc xã vùng một được nhân dân và chính quyền đồng tình ủng hộ.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc BHXH huyện Tân Lạc cho biết: Chỉ tính 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã cấp trên 20.000 thẻ BHYT. Việc cấp thẻ BHYT đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia được khám - chữa bệnh và thanh toán đúng quy định. Tuy nhiên, nhóm đối tượng tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao là nhóm thuộc khối hành chính sự nghiệp, đối tượng ngân sách Nhà nước đóng hoặc được tổ chức BHXH đóng... Ngược lại, nhóm đối tượng hộ gia đình thu nhập còn bấp bênh, chưa ổn định nên việc phát triển đối tượng theo hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trên địa bàn huyện, phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt độ bao phủ 93%. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần sự chung tay, phối hợp của các cấp, ngành, mỗi người dân. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật BHXH, BHYT. Phối hợp với các cấp, ngành, hội đoàn thể tuyên truyền Luật BHXH, BHYT đến với mọi đối tượng. Cùng với Hội LHPN huyện, Hội Phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn đào tạo Hội phụ nữ 24/24 xã, thị trấn làm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tại các xóm, phố, khu dân cư tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đảm bảo nguồn kinh phí chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho mọi đối tượng thụ hưởng chế độ. Thực hiện giám định BHYT tập trung theo tỷ lệ, tăng cường kiểm tra, giám sát chi phí khám, chữa bệnh BHYT, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ quỹ kha´m, chữa bệnh BHYT, đảm bảo sử dụng quỹ tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

 

                                                                                         Đồng Hương

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục