(HBĐT) - Ngày 28/11, sự cố sản phụ tử vong tại BVĐK tỉnh đã gây sôn xao dư luận và có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vụ việc này. Để bạn đọc hiểu rõ hơn diễn biến sự việc, phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc làm việc với lãnh đạo BVĐK tỉnh.

Cháu bé con của sản phụ Thị Ân được các bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sản BVĐK tỉnh.

Theo ông Lê Duy Hoàng, Giám đốc BVĐK tỉnh và hồ sơ bệnh án đang lưu giữ tại Khoa Sản BVĐK tỉnh: vào 0h23 phút ngày 27/11/2017, BVĐK tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Hà Thị Ân, 27 tuổi, trú tại xóm Hạ, Trung Thành, (Đà Bắc). Qua chẩn đoán, bệnh nhân được xác định có thai 39 tuần, chuyển dạ đẻ lần một. Sau khi được làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, sản phụ được chỉ định theo dõi đẻ đường âm đạo theo hướng dẫn quốc gia. 14h30 phút cùng ngày, qua theo dõi của các bác sỹ, sản phụ có cơn co tử cung thưa, tim thai 145 lần/phút, cổ tử cung mở 2 cm, ngôi chỏm, đầu cao, ối vỡ, nước ối trong. Theo đó, sản phụ được bác sỹ chỉ định truyền đẻ chỉ huy rút ngắn chuyển dạ. 20h00 phút cùng ngày, bác sỹ khám đánh giá cổ tử cung mở hết, ngôi thóp trước cố định, tim thai 130 lần/phút sản phụ được chẩn đoán ối vỡ sớm, đẻ chỉ huy thất bại, ngôi không lọt và được chỉ định mổ cấp cứu lấy thai. Đến20h20phút, thai phụ được tiến hành mổ lấy thai cấp cứu, một bé gái ra đời nặng 2900g Apgar 9/10 điểm. Sau khi em bé ra đời, tình trạng sản phụ có diễn biến băng huyết do đờ tử cung, kíp mổ đã khẩn trương phối hợp với các bác sỹ có chuyên môn cao của khoa Ngoại và khoa Huyết học, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bệnh viện, sản phụ đã được phẫu thuật cắt tử cung, truyền máu tối đa cấp cứu. Nhưng do diễn biến bệnh nhân mất máu cấp rất nặng, đến 23h30 phút ngày 27/11 đã được chuyển xuống khoa Điều trị tích cựcvà tử vong lúc 5h30 phút ngày 28/11/2017.

Sau sự cố xảy ra, BVĐK tỉnh đã phối hợp với cơ quan Công an tiến hành giải phẫu tử thi để phục vụ cống tác điêu tra. Chiều ngày 29/11,BVĐK tỉnh đã thành lập Hội đồng chuyên môn với các thành viên là các bác sỹ trong và ngoài bệnh viện có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại khoa để đánh giá toàn diện về quá trình tiếp đón, chẩn đoán và xử trí của kíp trực. Sau khi nghe báo cáo tường trình của kíp trực, qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án, Hội đồng đã thảo luận và đi đến kết luận: Sản phụ vào viện được đón tiếp, thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời; chỉ định mổ lấy thai là phù hợp với diễn biến và tình trạng sản phụ.Về tiên lượng bệnh nhân trước phẫu thuật, do phẫu thuật viên kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa tiên lượng được hết các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.Về diễn biến và xử trí trong ca phẫu thuật, khi có diễn biến bất thường trong ca mổ, kíp phẫu thuật đã khẩn trương xử trí, đồng thời mời các bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm đến cùng phối hợp và hỗ trợ. Tuy nhiên, do bệnh diễn nhanh, phức tạp nên quá trình xử trí của kíp phẫu thuật đã không có kết quả. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong do sốc giảm thể tích tuần hoàn biến chứng suy tuần hoàn không hồi phục sau phẫu thuật cắt tử cung toàn phần do đờ tử cung.

Ngay sau sự cố, Bệnh viện đã động viên, thăm hỏi chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình sản phụ và hỗ trợ bước đầu về tài chính, tổ chức Đoàn đến phúng viếng tại gia đình. Đồng thời, nhanh chóng triển khai việc chăm sóc đặc biệt cho cháu bé. Khoa Sơ sinh phối hợp cùng khoa Sản điều động riêng một kíp bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc cho con của sản phụ và hỗ trợ gia đình trong những ngày còn ở bệnh viện. Hiện tại cháu bé đã ổn định, bú tốt và nếu không có diễn biến gì đặc biệt, Bệnh viện sẽ bàn giao cháu cho gia đình vào đầu tuần tới, sau khi đã hướng dẫn cách chăm sóc cháu.

Cùng ngày, Bệnh viện đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác phẫu thuật đối với phẫu thuật viên chính kíp mổ đối với sản phụ Thị Ân. Đồng thời, báo cáo toàn bộ diễn biến ca bệnh về Bộ y tế theo quy định. Báo Hoà Bình sẽ tiếp tục theo dõi và kịp thời thông tin vụ việc này trong các số báo sau.

ĐP


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục