BV Nhi TƯ liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi bị xuất huyết não, hôn mê li bì từ tuyến dưới chuyển lên.

TS.BS Đặng Ánh Dương, Phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại, BV Nhi TƯ cho biết, 3 bệnh nhi từ BV tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam chuyển lên, đều mới hơn 1 tháng tuổi.

Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán, BS kết luận trẻ bị xuất huyết não do giảm tỉ lệ prothrombin trong máu, nguyên nhân do thiếu vitamin K.

3 trẻ được truyền các chế phẩm máu để cầm máu, ngăn chặn chảy máu màng não và ổn định chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn... sau đó BS phẫu thuật lấy máu tụ.

Bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt sau khi mổ lấy máu tụ

BS Dương cho biết, theo nghiên cứu, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K. Giai đoạn hay gặp khi trẻ 30-40 ngày tuổi.

Với các trường hợp xuất huyết não, dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn rất cao, trong đó 25-40% tử vong, 40-50% bị di chứng, hay gặp nhất gồm có: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.

Vitamin K là vitamin tan được trong chất béo, thường được lưu trữ trong mô mỡ và gan. Vitamin K đóng vai trò đặc biệt trong quá trình làm đông máu, tránh xuất hiện chảy máu ở trẻ. Vitamin K cũng giúp cho canxi được hấp thụ dễ dàng, giúp cho xương bé chắc khỏe.

Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin K rất dễ bị xuất huyết ở mũi, miệng, gốc rốn thậm chí là tử vong.

Để phòng bệnh, BS Dương khuyến cáo, trẻ cần được cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp tiêm hoặc uống. Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1: 1mg, hoặc vitamin K3: 2mg.

Với đường uống, trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần. Lần một: Sau khi sinh, lần hai: 7 ngày tuổi và lần 3 khi 1 tháng tuổi.

 "Trên thế giới ghi nhận, nếu trẻ được dùng vitamin K với chiến lược tốt thì tỉ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống”, BS Dương thông tin.

Trong giai đoạn mang bầu, nếu mẹ thiếu vitamin K cũng khiến thai nhi bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra khuyết tật bẩm sinh như xương chưa phát triển, khiếm khuyết ống thần kinh, nhận thức kém, suy dinh dưỡng, các vấn đề tim mạch…

Do đó từ giai đoạn mang bầu, các thai phụ cần bổ sung nhiều loại rau lá, đặc biệt các rau màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, rau ngót..., ăn trứng, sữa lên men và các loại trái cây sấy khô như mận khô, việt quất, đào, sung, nho...

 

                                    TheoVietnamnet

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục