(HBĐT) - Căn cứ các quyết định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Chi Cục DS/KHHGĐ tỉnh triển khai có hiệu quả Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT), dịch vụ và hàng hóa SKSS/ KHHGĐ” (gọi tắt là Đề án 818) trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngành dân số trong năm 2017.


Cán bộ DS/KHHGĐ truyền thông Đề án 818 tại xã Phú Cường (Tân Lạc).

 

Trước đây, người dân được cung cấp PTTT miễn phí của hệ thống dân số các cấp. Các PTTT được cung cấp miễn phí từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư sản phẩm chưa phong phú trong khi nhu cầu về PTTT ngày càng đa dạng. Để giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo sự công bằng, hợp lý với khả năng chi trả, điều kiện của mỗi nhóm đối tượng, việc chuyển đổi hành vi từ sử dụng PTTT miễn phí sang mua PTTT là rất cần thiết.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGĐ tỉnh cho biết: Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ là hướng đi tất yếu, không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn từng bước thay đổi suy nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng PTTT để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số. Để thực hiện có hiệu quả Đề án, Chi cục DS/KHHGĐ tổ chức tập huấn cho cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ các huyện những nội dung của Đề án 818, các kỹ năng tuyên truyền. Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh tích cực triển khai đồng bộ mô hình tiếp thị xã hội từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích bằng mọi hình thức như cấp, phát tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và gặp gỡ trực tiếp. Ngoài ra, chúng tôi tham mưu Sở Y tế ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 818 và đã nhận được sự đóng góp ý kiến của Sở.

Đề án 818 triển khai tại tỉnh ta từ ngày 3/7/2017, đến nay đã thực hiện ở 11 huyện, thành phố với 141 cuộc truyền thông tại các xã, thu hút hơn 7.000 người tham gia với tổng số tiền phân phối sản phẩm trên 300 triệu đồng. Với việc thực hiện có hiệu quả Đề án 818 đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, số người áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 103,3% kế hoạch, trong đó, số ca đình sản đạt 39,6%, số người sử dụng dụng cụ tử cung đạt 64,6%, cấy thuốc tránh thai 9,3%, tiêm thuốc tránh thai 711,2%, uống thuốc tránh thai 102,8%, dùng bao cao su 103,2%.

Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của ngành dân số, trong đó, trực tiếp là đội ngũ cán bộ chuyên trách và CTV dân số cơ sở đã tích cực "đi từng ngõ, gõ từng nhà” nắm bắt tâm lý và nhu cầu của đối tượng để có cách tiếp thị hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều người dân trên địa bàn đã được tiếp cận và tự nguyện mua sản phẩm tránh thai. Qua đó góp phần làm thay đổi quan niệm "bao cấp” trong lĩnh vực DS/KHHGĐ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đề án 818 còn gặp một số khó khăn, thách thức. Đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn chia sẻ: Lương Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện Đề án 818. Huyện tổ chức khoảng 40 buổi tuyên truyền, tư vấn sức khỏe; kinh phí phân phối hàng hóa thu về Trung tâm DS/ KHHGĐ huyện gần 22 triệu đồng. Lương Sơn là địa phương dẫn đầu các huyện về thực hiện các chỉ tiêu trong Đề án 818, tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án huyện gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, người dân đã quen với việc sử dụng miễn phí PTTT. Trong khi đó kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ làm công tác tiếp thị xã hội PTTT còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng, đôi lúc chưa kịp thời, chưa liên tục… là những khó khăn của công tác này.

Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc đảm bảo vệ sinh môi trường sau mưa lũ

(HBĐT) - Sau mưa lũ lịch sử diễn ra tháng 10 vừa qua, nhiệm vụ hàng đầu của huyện Tân Lạc là xử lý môi trường, nguồn nước sinh hoạt; chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh. Sau mưa lũ, nguồn nước sinh hoạt có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, lượng bùn, đất, rác thải; xác gia súc, gia cầm cần phải xử lý. Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, đặc biệt là ngành y tế huyện Tân Lạc đã chỉ đạo kịp thời lực lượng y tế cơ sở kết hợp với các lực lượng chức năng vào cuộc khắc phục hậu quả, ngăn chặn dịch bệnh.

ký kết tham gia và thực hiện dự án Bệnh viện vệ tinh huyết học giai đoạn 2018 – 2020

(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp với viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ký kết tham gia và thực hiện dự án Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa huyết học giai đoạn 2018 – 2020. 

Cẩn trọng với dịch bệnh mùa đông – xuân

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, bệnh truyền nhiễm trong 9 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận có 2.584 trường hợp tiêu chảy, tăng 12,4% so với năm 2016; 309 ca bệnh do vi rút Adeno, tăng 247 ca so với cùng kỳ năm 2016; thủy đậu 496 ca; quai bị 736 ca; cúm 8.515 ca, nghi sởi/rubela 5 ca, viêm não Nhật Bản 8 ca… Một số bệnh tuy đã có vắực xin tiêm phòng nhưng có chiều hướng gia tăng như bệnh viên màng não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ho gà, sởi/rubella.

Cung cấp thông tin định kỳ Bảo hiểm xã hội tháng 11/2017

(HBĐT) - Ngày 29/11, BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin định kỳ tháng 11/2017. Đồng chí Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ y tế, các ban ngành trung ương và 63 điểm cầu của các tỉnh, thành trong cả nước.

Chống nhiễm khuẩn bệnh viện: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

"Trong chống nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiệm vụ của ngành y tế là hàng đầu, nhưng cũng cần sự vào cuộc của các ngành khác và ý thức chấp hành của người dân” – PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam bày tỏ quan điểm.

9 lời khuyên để giảm stress

Thật tốt khi bạn có mục tiêu để nỗ lực, nhưng gây quá nhiều áp lực lên chính bản thân mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục