(HBĐT) - Hiện nay không ít những quan niệm sai lầm về vấn đề sử dụng cũng như hiểu về tác hại của việc hút thuốc đối với cơ thể con người. Điển hình như việc có không ít người hiểu sai vấn đề khi cho rằng, chỉ hút thuốc lá mới độc hại còn thuốc lào thì không.


Bệnh nhân điều trị viêm phế quản mạn tính tại BVĐK tỉnh - hậu quả của việc hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm đang có dấu hiệu gia tăng.

Lý do được đưa ra là vì, thuốc lào khi hút đã được xử lý qua một bộ lọc nước, nên những chất độc không còn nữa. Hiện nay, chúng ta đã có Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, nhiều chương trình phòng chống tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, chúng ta thường nhắc đến tác hại của thuốc lá mà không nói đến thuốc lào. Điều này khiến nhiều người dân vẫn hiểu hút thuốc lào không có hại.

Tuy nhiên, việc hiểu về tác hại của thuốc lào như suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm, bởi không ít người hút thuốc lào đã phải chịu cái kết buồn. Thực tế các chất độc này có trong khói thuốc và ngấm vào cơ thể, còn hít khói thuốc là còn bị nhiễm độc. Ngoài ra, nước điếu lưu cữu lâu ngày còn có nguy cơ có nhiều chất độc hại hơn, thậm chí là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn…
 
Thuốc lào là cây thuộc họ thuốc lá. Nhân dân ta trồng cây thuốc lào, sau đó thu lấy lá, thái nhỏ, phơi khô và dùng điếu tre hoặc gỗ để hút. Thuốc lào có tác hại tương tự như thuốc lá. Do vậy, hút thuốc lá hay thuốc lào thì tác hại đến cơ thể vẫn không thay đổi.

Lá thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất độc hóa học thay vì 4.000 chất được công bố trước đây. Trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư. Đây là các chất cực độc có hại đến cơ thể như chất axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Hàng ngày, những chất độc này sẽ vào máu, "đóng cặn” trong các mạch máu, làm cho động mạch hẹp dần rồi tắc hẳn. Máu sẽ không lưu thông đi nuôi cơ thể nên dẫn đến hoại tử các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra có thể gây vỡ mạch máu khiến bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ, đau tim đột ngột. Đặc biệt, ở nông dân nghiện thuốc lá, thuốc lào, nguy cơ tắc động mạch còn cao hơn. Do người làm ruộng thường đi đất, ngâm chân lâu trong nước lạnh, nên chân thường tê, chai cứng, mạch máu lưu thông kém. Do đó, khi có các tác động từ chất độc của khói thuốc, các động mạch càng bị xơ vữa nhanh hơn, sớm hơn. Ngoài ra, những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... Những người thường xuyên hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có tỷ lệ mắc các bệnh trên cao hơn.

Từ bỏ hút thuốc lá, thuốc lào là từ bỏ thói quen nghiện ngập nicotin và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh.

 

                          Thu Hương (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)

 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục