Nhằm phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, ổn định sản xuất – kinh doanh (SX - KD), phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề ra mục tiêu: Kiểm soát bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội.
Mục tiêu cụ thể là hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn. Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Hoạt động truyền thông tập trung vào phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân. Huy động các cơ quan tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng VSATTP từ tỉnh đến thôn, bản, tổ dân phố. Huy động MTTQ, Hội Nông dân, Hội LHPN, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động truyền thông. Thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động SX – KD nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa nhà quản lý, người SX-KD và người tiêu dùng về SX-KD thực phẩm theo pháp luật, quản lý tốt công tác đảm bảo ATTP theo đặc thù địa phương và tại nơi diễn ra lễ hội.
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật các cấp, các ngành về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện VSATTP và kiến thức khoa học về VSATTP.
Đối với các huyện tổ chức lễ hội phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở SX-KD thực phẩm, đặc biệt chú trọng các cơ sở dịch vụ ăn uống trước, trong thời điểm diễn ra lễ hội về kiến thức pháp luật ATTP, các quy định bảo đảm ATTP cho chủ cơ sở và người chế biến, phục vụ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ban chỉ đạo ATTP tỉnh chỉ đạo tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tại tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 11 huyện, thành phố.
Đối với các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc tập trung kiểm tra trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội (lễ hội chùa Tiên, Khai Hạ, đền Bờ…). Kiên quyết không để các cơ sở không đảm bảo VSATTP, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, sản phẩm có chất phụ gia ngoài danh mục của Bộ Y tế quy định lưu thông trong lễ hội.
Đoàn kiểm tra phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và kịp thời đưa tin các cơ sở thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm vi phạm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết phòng tránh, tẩy chay không sử dụng thực phẩm không an toàn.
Nhằm phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, ổn định sản xuất – kinh doanh (SX - KD), phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề ra mục tiêu: Kiểm soát bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội.
Mục tiêu cụ thể là hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn. Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Hoạt động truyền thông tập trung vào phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân. Huy động các cơ quan tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng VSATTP từ tỉnh đến thôn, bản, tổ dân phố. Huy động MTTQ, Hội Nông dân, Hội LHPN, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động truyền thông. Thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động SX – KD nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa nhà quản lý, người SX-KD và người tiêu dùng về SX-KD thực phẩm theo pháp luật, quản lý tốt công tác đảm bảo ATTP theo đặc thù địa phương và tại nơi diễn ra lễ hội.
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật các cấp, các ngành về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện VSATTP và kiến thức khoa học về VSATTP.
Đối với các huyện tổ chức lễ hội phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở SX-KD thực phẩm, đặc biệt chú trọng các cơ sở dịch vụ ăn uống trước, trong thời điểm diễn ra lễ hội về kiến thức pháp luật ATTP, các quy định bảo đảm ATTP cho chủ cơ sở và người chế biến, phục vụ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ban chỉ đạo ATTP tỉnh chỉ đạo tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tại tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 11 huyện, thành phố.
Đối với các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc tập trung kiểm tra trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội (lễ hội chùa Tiên, Khai Hạ, đền Bờ…). Kiên quyết không để các cơ sở không đảm bảo VSATTP, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, sản phẩm có chất phụ gia ngoài danh mục của Bộ Y tế quy định lưu thông trong lễ hội.
Đoàn kiểm tra phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và kịp thời đưa tin các cơ sở thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm vi phạm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết phòng tránh, tẩy chay không sử dụng thực phẩm không an toàn.
P.V