(HBĐT) - Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT– BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Nội vụ, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế dự phòng và các trạm y tế tuyến xã ở huyện Lạc Sơn đã tiến hành việc sáp nhập. Sau hơn 1 năm sáp nhập, hoạt động chuyên môn và tài chính của đơn vị đã đi vào nề nếp.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn tận tình chăm sóc bệnh nhân.

Năm 2017 là năm đầu hoạt động, năm mà đơn vị thực hiện cơ chế tài chính với nhiều nguồn kinh phí khác nhau của mỗi lĩnh vực. Đây là nhiệm vụ nặng nề đối với công tác điều hành tài chính của đơn vị. Khi được Sở Y tế giao các chỉ tiêu kế hoạch và dự toán thu, chi ngân sách, đơn vị thực hiện công khai trong đơn vị và các trạm y tế tuyến xã. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật liên quan đến điều hành ngân sách của đơn vị. Ban Giám đốc phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn lâm thời đã tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, viên chức tại trung tâm và đại diện 29 trạm y tế các xã, thông qua và nhất trí quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ của năm theo đúng quy định của pháp luật. Việc bình xét thi đua hàng tháng, quý và năm thực hiện từ Trung tâm Y tế đến các trạm y tế xã đều gắn với việc chi thu nhập tăng thêm và chi thưởng trong năm theo quy định. Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị được công khai, minh bạch, dân chủ.

Ủy ban kiểm tra công đoàn phối hợp Ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và điều hành tài chính tại đơn vị từ đó không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong đơn vị. Hàng quý, đơn vị thực hiện công khai toàn bộ nguồn tài chính với toàn thể cán bộ, viên chức được biết tình hình hoạt động tài chính trong kỳ, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đặc thù của cơ quan theo quy định.

Đồng chí Bùi Văn Vanh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn cho biết: Đối với tuyến xã, Ban Giám đốc phân công một đồng chí Phó Giám đốc có trách nhiệm theo dõi, quản lý các hoạt động, giúp Giám đốc điều hành công việc thuận lợi. Đối với kinh phí của các trạm y tế xã, thị trấn, đơn vị cử một cán bộ chuyên trách theo dõi tài chính. Nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp 75 triệu đồng/trạm. Trên cơ sở các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động tại trạm, đơn vị đã chi đủ tiền phụ cấp trực, hỗ trợ tiền ăn cho viên chức tham gia trực. Đối với vật tư văn phòng và công tác phí thực hiện cơ chế khoán cho trạm để trạm hoàn toàn chủ động cho hoạt động chuyên môn. Số còn lại thực hiện chi các nhiệm vụ riêng của mỗi trạm. Ngoài việc chi từ nguồn ngân sách còn thiếu, đơn vị chi sang nguồn kinh phí khám, chữa bệnh BHYT của trạm theo quy định. Đối với kinh phí dự phòng, công khai và thực hiện cho hoạt động của công tác y tế dự phòng, đảm bảo đủ lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo quy định. Sau khi cân đối thu, chi trong năm, đơn vị đã chi tăng thu nhập cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng theo quy định.

Đối với nguồn kinh phí khám, chữa bệnh trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ làm công tác dự phòng ngoài việc thực hiện chức năng y tế dự phòng đều phải tham gia làm công tác khám, chữa bệnh, trực chuyên môn tại trung tâm theo quy định. Nguồn thu sau khi trừ các chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các chi phí hợp lý khác theo Thông tư số 37/2015. Số còn lại được trích 35% nguồn cải cách tiền lương, số còn lại đơn vị thực hiện phân phối theo Nghị định số 16/2015 của Chính Phủ. Việc chi thu nhập tăng thêm được thực hiện theo quy định. Theo đó, tạo sự đồng thuận từ cán bộ quản lý đến y, bác sĩ trong đơn vị.

Việt Lâm

Các tin khác


Cẩn trọng trước mùa bùng phát cơn hen cấp

Một bệnh nhi 9 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có tiền sử mắc hen nhưng chủ quan, sang nhà bác ruột chơi không mang theo thuốc dự phòng. Khi lên cơn hen cấp, bé đã không có thuốc để cắt cơn hen, không được xử trí kịp thời dẫn tới tình trạng tổn thương não không thể hồi phục.

TP Hòa Bình kiểm tra 2.150 cơ sở kinh doanh

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND thành phố Hòa Bình, nhìn chung hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 diễn ra sôi động. Hàng hoá, dịch vụ phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Mùa xuân nên ăn rau hẹ

Ca dao có câu: "Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.

Nở rộ phong trào tập luyện Yoga

(HBĐT) - Cải thiện vóc dáng, tăng cường sức khỏe, giữ gìn nét tươi trẻ và đẩy lùi bệnh tật… đó là những lợi ích mà yoga đã mang lại cho sức khỏe con người. Với nhu cầu ngày càng cao về rèn luyện thân thể và sức khỏe, thời gian gần đây, nhiều câu lạc bộ yoga đã ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Chuyện về những bác sĩ “cắm” bản

(HBĐT) - Không kể trời nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, người dân những xã vùng cao đã quen với hình ảnh những bác sĩ ở bản khám, chữa bệnh chăm sóc người dân. Nhiều người có điều kiện về vùng thuận lợi nhưng họ vẫn ở lại, không nề hà vất vả, khổ cực, miệt mài bám bản, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân vùng cao.

Vơi bớt nỗi lo an toàn thực phẩm dịp Tết

(HBĐT) - Dạo quanh thị trường các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình những ngày này đã bày bán các loại hàng hóa Tết, từ bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, thực phẩm đóng hộp, đồ trang trí Tết đến thực phẩm tươi sống tôm, cá, gia cầm, rau – củ - quả…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục