Một gia đình có 4 người nhập viện vì ngộ độc rượu, có 3 người chết và một người đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trao đổi với VietNamNet hôm qua, ông Sầm Văn Hải - GĐ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, 4 người trong một gia đình ở bản Chà Lắn, xã Hữu Lập đến Trung tâm cấp cứu trong tình trạng ngộ độc do uống rượu.
Trung tâm Y tế dự
phòng huyện Kỳ Sơn
Sau 30 phút nhập viện, 3 người đã tử vong, gồm 2 vợ chồng và
1 người đàn ông. Danh tính người đang cấp cứu được xác định là anh Lữ Văn Khăm
(24 tuổi).
Cũng theo ông Hải, tình trạng các bệnh nhân lúc nhập viện là
tím tái, vật vã đau đớn. Ông thông tin: ''Hiện gia đình đã đưa 3 người về nhà
chuẩn bị làm thủ tục mai táng. Chai rượu ngâm rễ cây cũng được mang ra viện. 4
người mới uống rượu một lúc thì bị ngộ độc''.
Theo bà Vi Thị Quyên, 4 người trong gia đình bị ngộ độc rượu
khi ngâm rễ cây uống trong lúc ăn cơm.
''Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xác định được rễ cây ngâm
rượu là loại gì. Cơ quan bảo vệ an toàn thực phẩm tỉnh đang lên kiểm tra, xác định
loại cây ngâm rượu'' - bà Quyên nói.
Theo Nhandan
(HBĐT) - Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT– BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Nội vụ, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế dự phòng và các trạm y tế tuyến xã ở huyện Lạc Sơn đã tiến hành việc sáp nhập. Sau hơn 1 năm sáp nhập, hoạt động chuyên môn và tài chính của đơn vị đã đi vào nề nếp.
Ngày 1/3, ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai, cho biết trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 25 người phải nhập viện cấp cứu.
Không phải ai cũng muốn giảm cân nhanh, nhiều người tìm đến phương án an toàn hơn bằng mẹo giảm cân tự nhiên.
(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, các cấp Hội Phụ nữ xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thành lập "nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua BHYT”. Từ mô hình này, nhiều hội viên đã có được tấm thẻ BHYT, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh và được hưởng các chế độ ưu đãi từ chính sách BHYT mang lại.
(HBĐT) - Trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân, từ xưa đến nay, ngành Y tế luôn coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là phương châm của ngành được vận dụng vào thực tiễn. Cùng với đầu tư xây dựng mạng lưới khám, chữa bệnh, ngành Y tế luôn chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất để bảo đảm triển khai các giải pháp đồng bộ, làm tốt công tác y tế dự phòng.
Một bệnh nhi 9 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có tiền sử mắc hen nhưng chủ quan, sang nhà bác ruột chơi không mang theo thuốc dự phòng. Khi lên cơn hen cấp, bé đã không có thuốc để cắt cơn hen, không được xử trí kịp thời dẫn tới tình trạng tổn thương não không thể hồi phục.