(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án giảm tải bệnh viện của Bộ y tế, Sở y tế Hòa Bình đã triển khai các biện pháp như: cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn, cử cán bộ tuyến huyện về tuyến xã, thu hút nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế… Tuy nhiên, việc giảm tải vẫn còn nhiều khó khăn.


Hiện nay, tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có trạm y tế. Song có một thực trạng là bệnh nhân đến khám nhiều nhưng chi phí điều trị tại trạm chỉ chiếm 3 - 5%, còn lại tuyến huyện, tỉnh. Tuyến Trung ương có tỷ lệ chi trả cao nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành Y tế tỉnh, hiện nay, bệnh nhân vượt tuyến về Trung ương khám và điều trị chiếm khoảng 30% chi phí khám, chữa bệnh. Sau sự cố y khoa năm 2017, bệnh nhân chuyển tuyến hoặc vượt tuyến về Trung ương tăng đáng kể. Có thời điểm lên tới 40% chi phí khám, chữa bệnh của toàn tỉnh. Hầu hết là những bệnh nhân nặng và điều trị bệnh mạn tính. Nguyên nhân vượt tuyến là do tuyến Trung ương có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ chuyên ngành tốt… Đối với tuyến tỉnh, tỷ lệ bệnh nhân cũng quá tải tại một số khoa như bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, sơ sinh, nhi, ung bướu.


Vào những ngày đầu tuần Khoa khám bệnh, BVĐK tỉnh thường quá tải bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. 

Đồng chí Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thực hiện Đề án giảm tải khám, chữa bệnh của Bộ Y tế, Sở Y tế đã triển khai việc thu hút, đãi ngộ những bác sĩ chuyên ngành về tỉnh, tổ chức chuyển giao kỹ thuật, tập huấn chuyên môn cho tuyến dưới, luân phiên cử bác sĩ về khám bệnh cho tuyến xã, tổ chức hội chẩn, giao ban chuyên môn 3 tháng/lần tại tuyến huyện… Tuy nhiên, những giải pháp trên vẫn chưa giải quyết được triệt để việc quá tải bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Có một thực tế là việc đào tạo một bác sĩ chuyên ngành rất khó khăn và tốn kém. Đơn vị cử đi học nhưng khi học xong họ bỏ việc chuyển công tác về Hà Nội. Nhiều người trẻ còn nộp lại tiền thu hút để về Hà Nội làm. Họ bỏ hết chế độ ưu đãi của tỉnh để về tuyến Trung ương công tác. Một trong những mấu chốt nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe và giảm tải cho tuyến trên là yếu tố con người.

Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2017/TT-BYT quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Theo đó sẽ tăng cường năng lực khám, chữa bệnh cho tuyến cơ sở, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Cũng theo đồng chí Bùi Thu Hằng, trong năm tới, ngành y tế tỉnh tiếp tục tăng cường triển khai cho công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính ngay tại cộng đồng, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, chuyển tuyến dưới những bệnh nhân có thể điều trị được, lập sổ theo dõi sức khỏe bệnh nhân. Tăng cường công tác thu hút bác sĩ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ công tác tại tuyến huyện. Về cơ sở vật chất, tăng cường hợp tác công - tư và triển khai các dịch vụ theo hình thức xã hội hóa nhằm đưa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt nhất.


Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: 1.225 học sinh chưa tham gia BHYT bắt buộc

(HBĐT) - Theo thống kê, năm học 2017-2018, huyện Lạc Thủy có 2.453 học sinh các cấp nhưng chỉ có 1.748 học sinh tham gia BHYT bắt buộc (712 học sinh tham gia đóng BHYT, 921 học sinh tham gia theo diện ưu tiên). Còn 1.225 học sinh chưa tham gia BHYT, chiếm 49% số học sinh đang theo học.

Ngành Y tế huyện Lạc Sơn ổn định hoạt động sau sáp nhập

(HBĐT) - Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT– BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Nội vụ, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế dự phòng và các trạm y tế tuyến xã ở huyện Lạc Sơn đã tiến hành việc sáp nhập. Sau hơn 1 năm sáp nhập, hoạt động chuyên môn và tài chính của đơn vị đã đi vào nề nếp.

Gia Lai: Ăn thịt gà chết, 25 người ở Chư Sê phải nhập viện

Ngày 1/3, ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai, cho biết trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 25 người phải nhập viện cấp cứu.

Kinh nghiệm giảm cân tự nhiên an toàn cho người béo

Không phải ai cũng muốn giảm cân nhanh, nhiều người tìm đến phương án an toàn hơn bằng mẹo giảm cân tự nhiên.

“Tiết kiệm khi lành, để dành khi đau”

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, các cấp Hội Phụ nữ xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thành lập "nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua BHYT”. Từ mô hình này, nhiều hội viên đã có được tấm thẻ BHYT, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh và được hưởng các chế độ ưu đãi từ chính sách BHYT mang lại.

Chú trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

(HBĐT) - Trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân, từ xưa đến nay, ngành Y tế luôn coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là phương châm của ngành được vận dụng vào thực tiễn. Cùng với đầu tư xây dựng mạng lưới khám, chữa bệnh, ngành Y tế luôn chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất để bảo đảm triển khai các giải pháp đồng bộ, làm tốt công tác y tế dự phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục