(HBĐT) - Ấn tượng đầu tiên khi gặp thầy thuốc đông y Lê Thị Miểu, xóm Tân Lập, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) là khuôn mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, dáng người nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn so với tuổi gần thất thập của bà. Không chỉ là người kết hợp từ bài thuốc y học cổ truyền với những bài thuốc của những bà lang, bà mế, hàn gắn cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mà bà còn giúp đỡ nhiều bệnh nhân khó khăn khi đến khám, chữa bệnh.


Không chỉ bốc thuốc chữa bệnh, bà Lê Thị Miểu còn tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thai nhi, trẻ nhỏ cho những bệnh nhân hiếm muộn.

Một ngày cuối tuần, như thường lệ, vài hộ gia đình hiếm muộn được bà chữa trị đến chơi. Vợ chồng anh Tạ Văn Hùng và chị Phan Thị Hằng ở tổ 3, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình cho biết: Vợ chồng tôi lấy nhau 5 năm mà không thể sinh con. 4 lần mang thai đều bị hỏng. Đi chữa nhiều nơi cả đông y và tây y nhưng đều không được. Nghe mọi người mách chúng tôi đến khám. Bà Miểu bảo vợ tôi gan bị phong thấp, khi có thai, bắt mạch không có tim thai. Sau khám, uống thuốc 2 tháng, vợ tôi đã có thai. Đến giờ vợ chồng tôi đã có cháu gái được hơn 3 tuổi. Gia đình chúng tôi biết ơn bà nhiều.

Ngoài vợ chồng anh Hùng, nhiều năm qua, bà Miểu đã giúp hàng chục gia đình hiếm muộn có hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ.

Bà Miểu chia sẻ: Những năm gần đây, các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày càng tăng. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường sống, thực phẩm không an toàn, chế độ sinh hoạt không lành mạnh… Do vậy, để có thai và sinh được con là niềm hạnh phúc của họ. Nhiều người đã đi chữa trị nhiều nơi, tốn kém về kinh tế. Khi họ đến đây chỉ mang hy vọng nhỏ nhoi. Có người lặn lội hàng trăm cây số đến khám, tiền thuốc cũng không đủ. Với những người bệnh nặng phải ở lại điều trị, gia đình bà tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân.

Chị Nguyễn Thị Thìn ở xóm Đồng Gạo, xã Thống Nhất, TP Hòa Bình cho biết: Gia đình tôi hiếm muộn, rất khó khăn trong việc sinh con. Khi được bà Miểu chữa trị, giúp đỡ, nay tôi đã có cháu gái 5 tuổi. Để sinh cháu thứ 2, tôi cũng uống thuốc của bà, đến giờ đã có thai. Thỉnh thoảng tôi cũng qua đây để bà tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai.

Từ những năm 1980 bà Miểu làm việc cho một cơ sở đông y ở Hà Nội. Qua thời gian làm việc ở đây, bà thấy yêu thích nghề chữa bệnh bằng đông y. Năm 1983, Hội Đông y TP Hà Nội tổ chức dạy nghề cho những người học xong phổ thông. Bà đăng ký theo học. Vừa học, vừa làm bà tiếp tục theo học Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Sau khi ra trường, bà về làm việc tại xí nghiệp thuốc dân tộc, nay là Công ty cổ phần Y dược học dân tộc Hòa Bình. Ngoài thời gian đi làm, bà còn nghiên cứu những cây thuốc của người dân tộc ở Hòa Bình và phát hiện ra nhiều loại cây thuốc quý. Đưa tôi đi thăm phòng thuốc, bà Miểu giới thiệu những loại cây thuốc và tác dụng của nó. Bà cho biết: Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc chữa được bệnh. Cái quan trọng là người thầy thuốc nắm được tính năng từng loại cây và kết hợp để bốc ra được bài thuốc. Cách chữa bệnh của tôi là khi chữa bất cứ bệnh gì thì tìm ra nguyên nhân khởi phát rồi bắt đầu điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân đến phải bắt mạch nắm rõ tình trạng bệnh để biết được bệnh nhân bị hàn, nhiệt, phong, thấp. Tôi nắm rõ nguyên nhân từ người vợ hay người chồng rồi mới bốc thuốc điều trị. Người thầy thuốc phải đặt việc chữa bệnh cho bệnh nhân lên hàng đầu. Nếu tính việc vụ lợi sẽ không chữa được bệnh và bệnh nhân chỉ đến một lần, dần sẽ mất nghề.

 

                                                                                       Việt Lâm

Các tin khác


Lương Sơn: Phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh giò chả có sử dụng hàn the

(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản vừa tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giò chả.

Trạm Y tế xã Tự Do mong được đầu tư nâng cấp

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 20 km, xã Tự Do là xã vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Trạm Y tế xã được xây dựng từ năm 2003 nhưng do đặt ở vùng trũng thường xuyên bị ngập nước nên cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho 2.608 người dân trong xã.

Phòng, chống dịch bệnh dại trong mùa hè

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Lực, 58 tuổi ở xã Cư Yên (Lương Sơn) mất ngày 11/4/2018 nhưng nỗi ám ảnh của người thân vẫn còn. Dù được đưa đến bệnh viện cứu chữa nhưng ông đã tử vong sau khi có các triệu chứng của bệnh dại: sốt cao, bồn chồn, lo lắng, co giật, sợ gió, sợ ánh sáng...

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người tại xã Ba Khan, Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 10/5, Hội CTĐ tỉnh đã phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo, cấp phát thuốc miễn phí tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu.

Cung ứng hơn 2 triệu liều vắcxin phòng bệnh dại trong năm 2018

Ông Đỗ Văn Đông, Cục Quản lý Dược cho hay, hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của người dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.

Đề nghị đình chỉ hoạt động 3 phòng khám Nha khoa

(HBĐT) - Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Lương Sơn đã tiến hành kiểm tra 4 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục