(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1980, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4667, ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, cùng với sự quan tâm, không ngừng nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, ngành Y tế Hòa Bình đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về triển khai, thực hiện chương trình chuẩn quốc gia về y tế.


Cán bộ Trạm y tế xã Kim Bôi (Kim Bôi) chăm sóc vườn thuốc nam phục vụ công tác điều trị cho người dân.

Tuy nhiên, khi thực hiện bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2 (2011-2020) theo Quyết định số 3447, ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế, việc triển khai xây dựng trạm y tế (TYT) đạt chuẩn ở tỉnh ta gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chúng tôi đến TYT xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi vào những ngày nắng nóng. Bệnh nhân đến khám tại trạm khá đông, bác sĩ Bùi Thị Lý, Trạm trưởng TYT xã Kim Bôi cho biết: Là trạm nằm gần trung tâm huyện nên có điều kiện thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất. Chính quyền xã luôn quan tâm xây dựng các tiêu chí NTM, trong đó quan tâm đến nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tiêu chí y tế.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng bộ, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội hóa kết hợp với sự hỗ trợ của vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà trạm. Theo đánh giá chung, TYT xã đạt 75,6/100 điểm các tiêu chí đạt chuẩn. Bên cạnh những tiêu chí đã đạt được, trạm vẫn còn những khó khăn cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện như: chỉ tiêu số 11 trong tiêu chí 3, rác thải y tế nguy hại chưa được xử lý theo đúng quy định; chưa có hợp đồng xử lý rác thải y tế; chưa có bảng chấm điểm nhà tiêu hợp vệ sinh. ở tiêu chí 6, chỉ tiêu 26 về công tác phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát ATVSTP đối với các cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý chưa có, chưa triển khai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tiêu chí 27 chưa có mô hình phòng, chống HIV /AIDS…

Bác sĩ Bùi Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cho biết: Việc xây dựng TYT đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho người dân. Do đó, trên cơ sở kế hoạch thực hiện phân kỳ cụ thể theo từng giai đoạn và từng năm, các địa phương trong huyện đã kết hợp giữa vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ với vốn đối ứng của địa phương và huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số khó khăn, vướng mắc như: Một số trạm được đầu tư xây dựng chưa đồng bộ do các mẫu nhà, tiêu chuẩn về các trạm chuẩn chưa đồng bộ; tiến độ xây dựng các công trình thường chậm nên khi triển khai việc chuyển trạm về nơi ở mới cũng như bố trí khoa, phòng, xây dựng cảnh quan, môi trường, vườn thuốc đông y chưa kịp thời...

Trưởng Phòng nghiệp vụ y (Sở Y tế) Nguyễn Quốc Tiến cho biết: Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 121 TYT đạt chuẩn quốc gia về y tế (đạt 57,6%). Còn lại phần lớn các TYT cơ cấu cán bộ chưa hợp lý; thiếu trang thiết bị phục vụ khám, điều trị bằng y học cổ truyền; thiếu cán bộ chuyên trách nên chưa tận dụng được nguồn thuốc và tiềm năng về y học cổ truyền trong điều trị bệnh. Đặc biệt, việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2 (2011-2020) của Bộ Y tế ban hành có nhiều tiêu chí đòi hỏi cao hơn so với thực tế các địa phương trong tỉnh. Trong đó, tiêu chí về cơ sở hạ tầng là một trong những tiêu chí trọng tâm và nhiều khó khăn. Theo tiêu chí này, mỗi trạm y tế đạt chuẩn phải có ít nhất 10 phòng chức năng. Về trang thiết bị, các trạm phải có ít nhất 50% trang thiết bị theo danh mục đã ban hành, gồm 176 loại, trong đó 2 trong 3 loại thiết bị là: máy siêu âm, máy điện tim và máy đo đường huyết (buộc phải có), tuy nhiên, hầu như các TYT ở tỉnh ta chưa có máy siêu âm và cũng chưa có kỹ thuật viên siêu âm. Về trang thiết bị, thuốc, các TYT xã phải đảm bảo có trên 70% loại trang thiết bị sử dụng được theo danh mục trang thiết bị của TYT xã theo quy định hiện hành. Ngoài ra, công năng sử dụng của TYT còn hạn chế do thiếu nhân lực, nhất là tình trạng thiếu bác sỹ, lương y, dược trung cấp.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, phường giai đoạn 2011-2020 có những tiêu chí khách quan nằm ngoài tầm tay của y tế địa phương như: tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực miền núi phải đạt 70% trở lên; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên < 11%o; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con <15%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT các loại đạt 70% trở lên (giai đoạn 2011- 2015) và 80% trở lên (giai đoạn 2016-2020)...

Theo Sở Y tế, để thực hiện tốt tiêu chí số 15 về y tế trong xây dựng NTM cần phải xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện một cách khoa học và có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Trong đó, các xã, phường, thị trấn phải đánh giá được thực trạng hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân để xác định được bước đi và kế hoạch thực hiện thích hợp. Trọng tâm là xác định được mối liên quan giữa phát triển sự nghiệp y tế với việc phát triển KT -XH của địa phương, phong tục tập quán, dân trí, sự quan tâm đầu tư của chính quyền để đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho từng chuẩn. Xác định thực hiện toàn diện các chuẩn là yêu cầu của việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, song việc thực hiện ưu tiên đối với từng chuẩn trong khoảng thời gian nhất định và căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi xã là rất cần thiết.


                                                                              Hồng Duyên

 



Các tin khác


Khám, cấp thuốc miễn phí cho 258 người dân tại xã Lạc Sỹ

(HBĐT) - Ngày 20/6, Huyện Đoàn Yên Thủy, Hội CTĐ huyện, Đoàn thanh niên Trung tâm Y tế huyện, Hội lái xe Hà Nội và Trường tiểu học Tây Mỗ, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) phối hợp tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn xã Lạc Sỹ. 

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT)-Những tháng đầu năm 2018, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản trong tỉnh được tăng cường một bước. Đây cũng được xác định là khâu then chốt trong kiểm soát chất lượng đầu vào sản phẩm nông nghiệp.

Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho trên 400 người có công huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Hưởng ứng các hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2018) tại xã Thượng Cốc, Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Bệnh viện Bưu điện, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vừa tổ chức các hoạt động nhằm tri ân các anh hùng, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tại địa bàn huyện Lạc Sơn.

Phòng, chống đuối nước trong mùa hè - đừng để nối tiếp những đau thương

(HBĐT) - Chỉ trong 2 tháng (4 - 5/2018), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ đuối nước, làm 8 người chết, tất cả đều là trẻ em. Liên tiếp các vụ tử vong do đuối nước trong mùa hè lại gióng lên hồi chuông cảnh báo để mỗi người, mỗi gia đình cần cẩn trọng hơn và cơ quan chức năng, cộng đồng có thêm nhiều giải pháp hiệu quả hơn.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính Trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến 100% chi, đảng bộ trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố.

Đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn

(HBĐT) - Đó là quyết tâm của các lực lượng chức năng trong việc quản lý, kiểm soát tình hình thực phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong tháng hành động vì ATTP, các ngành: Y tế, Công Thương, NN&PTNT đã tích cực vào cuộc nhằm từng bước đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục