(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đang xuất hiện đợt nắng nóng cao điểm. Nắng gay gắt, nóng hầm hập bủa vây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người lao động ngoài trời.


Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày 3/7 đông hơn ngày thường, 34 trẻ đang phải điều trị nội trú. Cháu Bùi Ngọc D, 6 tháng tuổi ở xã Tây Phong (Cao Phong) nhập viện trong tình trạng sốt cao, mệt nhiều, ăn uống kém, đi ngoài 7 - 8 lần/ngày. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị tiêu chảy cấp, mất nước nặng và tiến hành điều trị bù dịch, điện giải, cho uống men vi sinh… Ngày 3/7, tình trạng bệnh của cháu đã tiến triển tốt hơn. Một số trẻ khác bị viêm phổi, sốt cao 39 - 400C phải điều trị dài ngày.

Bác sĩ CK I Ninh Duy Kiên, khoa Nhi cho biết: Những ngày gần đây, lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa nhiều hơn thời điểm trước, trung bình 60 - 70 trẻ/ngày, trong đó khoảng 20 trẻ phải nhập viện điều trị, chủ yếu là bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Nhiệt độ cao, trẻ bị rối loạn thân nhiệt gây sốt, bị rôm sảy và mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Môi trường nóng, ẩm tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn phát triển dẫn đến các bệnh cúm, sốt phát ban. Thực phẩm mùa hè dễ bị ôi thiu gây ngộ độc, bệnh tiêu chảy. Trẻ ra ngoài nắng chơi cũng dễ bị cảm nắng. Ngoài ra, mùa hè thường có các ca bệnh về viêm não, viêm màng não; đã có ca bệnh nặng, ngừng thở phải chuyển tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Theo số liệu của phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, mỗi ngày có khoảng 450 - 500 bệnh nhân đến khám bệnh; ngay từ sáng 3/7 đã tăng lên 588 bệnh nhân. Trong đó, các bệnh liên qua đến thời tiết nắng nóng tập trung ở khoa Nội (nội tổng hợp, nội tim mạch, nội thần kinh) và Nhi. Cụ thể như ngày 2/7 có 61 trẻ khám bệnh tại khoa Nhi; 85 người khám tại khoa Nội; ngày 3/7 có 105 người khám tại khoa Nội. Có thời điểm khoa Nội có 143 bệnh nhân đến khám như ngày 28/6.


Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho bệnh nhi bị tiêu chảy cấp.

Để phòng bệnh cho trẻ thời điểm nắng gay gắt, theo bác sĩ Ninh Duy Kiên, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Tránh cho trẻ ra ngoài trời nắng trong thời gian cao điểm, khoảng từ 10h- 16h. Cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu. Vệ sinh môi trường, thân thể, mũi họng sạch sẽ. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo để giảm tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm. Không nên bật quạt hướng thốc vào mặt. Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách, thường trong khoảng 25 - 280C, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột với bên ngoài dễ gây rối loạn chức năng điều nhiệt ở trẻ. Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, không tự điều trị hoặc để bệnh quá nặng mới đi khám.

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp…), người làm việc với cường độ cao ở ngoài trời cũng dễ gặp các vấn đề về như say nắng, say nóng, đột quỵ. Theo bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do thời tiết cao nhưng do quá nắng nóng, ở bệnh viện chỉ có quạt nên bệnh nhân cũng ngại đến bệnh viện. Do đó, người dân cần chú ý các biện pháp để chủ động phòng bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên hạn chế ra ngoài trong thời điểm nắng gay gắt. Nếu ở trong phòng điều hòa cần khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ hoặc ngồi nghỉ dưới bóng mát trước khi đi ra ngoài. Uống tối thiếu 1,5 - 2 lít nước/ngày, uống thành nhiều lần. Người lao động nên bố trí thời gian làm việc vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn; sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân như mũ, áo, kính, mặc quần áo thấm mồ hôi. Nếu buộc phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên định kỳ bố trí thời gian nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Hạn chế tối đa tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, nhất là vùng vai gáy. Không tắm ngay khi vừa đi nắng về hay đang đổ mồ hôi.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1980, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4667, ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, cùng với sự quan tâm, không ngừng nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, ngành Y tế Hòa Bình đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về triển khai, thực hiện chương trình chuẩn quốc gia về y tế.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95,4%

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 70.972 người tham gia BHXH bắt buộc, trên 1.600 người tham gia BHXH tự nguyện, 59.563 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), gần 806.700 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,4%.

Cảnh giác với bệnh viêm não và viêm não Nhật Bản

(HBĐT) - Từ đầu mùa hè đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2 ca bệnh dương tính với viêm não Nhật Bản và 1 ca bệnh viêm não vi rút. Nếu không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả thì nguy cơ mắc bệnh gây tổn thương não, di chứng thần kinh và gây tử vong cao ở trẻ em.

Tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm gần 50% số người dùng ma túy

Theo báo cáo từ 21 tỉnh/thành tại Việt Nam, số lượng người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 46% số người sử dụng ma túy. Một số tỉnh có tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp trên 80% là Trà Vinh, Đà Nẵng, Quảng Trị...

Khám, cấp thuốc miễn phí cho 258 người dân tại xã Lạc Sỹ

(HBĐT) - Ngày 20/6, Huyện Đoàn Yên Thủy, Hội CTĐ huyện, Đoàn thanh niên Trung tâm Y tế huyện, Hội lái xe Hà Nội và Trường tiểu học Tây Mỗ, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) phối hợp tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn xã Lạc Sỹ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục