(HBĐT) - Sàng lọc để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm những bất thường của trẻ giai đoạn thai còn trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời giúp thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đó là mục đích quan trọng của chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.


Cán bộ y tế siêu âm cho phụ nữ mang thai tại Trung tâm Y tế huyện Mai Châu.

Phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy khi cần thiết trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để phát hiện sớm nguy cơ về bệnh lý di truyền, bệnh lý nội tiết như: suy giáp bẩm sinh, dị tật ống thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống), bệnh về nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển thể chất tâm thần của trẻ.

Người mẹ khi mang thai nếu trước đó có tiền sử sinh con dị tật – thai lưu – sảy thai liên tiếp; gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền; tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ, chất độc da cam…; siêu âm hoặc xét nghiệm máu có phát hiện bất thường; thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi). Đây là những đối tượng đặc biệt nên sàng lọc trước sinh.

Tại tỉnh Hòa Bình, Chi cục DS - KHHGĐ là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai hoạt động sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Trong giai đoạn 2014 – 2018, Chi cục đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ y tế của tuyến tỉnh để thực hiện khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh như: siêu âm trình độ cơ bản, siêu âm trình độ nâng cao, kỹ thuật lấy máu gót chân… Chi cục DS -KHHGĐ mở 1 lớp tập huấn đào tạo kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh cho 30 học viên cán bộ khoa Sản, Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa 11 huyện, thành phố; 3 lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình.

Cũng trong giai đoạn 2014 -2018, chương trình đã thực hiện khám sàng lọc trước sinh cho 1.218 ca nhưng không phát hiện trường hợp bất thường; sàng lọc sơ sinh 2.940 ca, trong đó phát hiện 272 ca (chiếm 10,81%) nguy cơ bệnh mắc bệnh di truyền (thiếu men G6PD), 1 ca nguy cơ cao bệnh suy giáp trạng bẩm sinh. Những trường hợp này đã được tư vấn đưa trẻ đi khám, chẩn đoán xác định và điều trị càng sớm càng tốt theo đúng tuyến điều trị.

Thu Hương

(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí độc hại mỗi ngày

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến não của trẻ em, hiện nay, cứ 10 trẻ em thì có tới 9 trẻ phải sống trong môi trường ô nhiễm rất nguy hiểm.

Xã Ngọc Lương “Vận động phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế - vì sức khỏe gia đình”

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của Hội LHPN huyện Yên Thủy về việc xây dựng mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình”, Hội LHPN xã Ngọc Lương đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chính sách BHXH, BHYT và xây dựng mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình”. Sau 1 năm thực hiện, Hội LHPN xã đã vận động 83% người dân trong xã tham gia BHYT, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ, HĐND xã đề ra.

30 trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Bệnh viện quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận 30 trẻ em nhận viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận Hệ thống máy CT - Scanner

(HBĐT) - Chiều 26/10, dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và đồng bằng Sông Hồng ( NORRED), Ban quản lý dự án TW ( Bộ y tế ) phối hợp với Sở y tế tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ bàn giao Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 32 dãy CT - Scanner trang bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tham dự lễ bàn giao có PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng bộ y tế - giám đốc dự án NORRED. Về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Vào vùng nguy cơ cao sốt xuất huyết

(HBĐT) -Đợt dịch sốt xuất huyết hồi tháng 8 năm ngoái, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) có 4 bệnh nhân. Trong đó, 2 bệnh nhân đi làm xa về nhà và ở nơi khác đến sinh sống. Còn 2 bệnh nhân là Bùi Thị Lợi và Vũ Thị Khánh Huyền ở xóm Rậm và xóm Chùa là bệnh nhân nội sinh tại địa phương.

Liên tiếp 2 vụ tử vong vì truyền dịch: Báo động tình trạng lạm dụng truyền dịch

Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục