(HBĐT) - Mạng lưới chăm sóc mắt ở tỉnh Hòa Bình không ngừng được củng cố và hoàn thiện, mỗi năm đem lại ánh sáng cho hàng nghìn người. Công tác phòng, ngừa mù lòa, các bệnh về mắt như khô mắt do thiếu vitamin A và bệnh đau mắt hột được người dân quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Đến nay, những căn bệnh này đã được kiểm soát trên toàn tỉnh.


Theo báo cáo của Trung tâm phòng, chống bênh xã hội, tính đến ngày 30/9/2018, tại phòng khám mắt của Trung tâm có 2.403 lượt người được khám các bệnh về mắt và Trung tâm đã tổ chức khám sàng lọc cho 6.646 lượt người tại 49 điểm khám trong toàn tỉnh. Trong đó có 943 lượt người bệnh phải điều trị nội trú. Trung bình một năm toàn tỉnh có khoảng 2.000 bệnh nhân đục thủy tinh thể mắc mới được phát hiện và hàng trăm ca được phẫu thuật. Từ đầu năm 2018 đến nay đã có 760 người được mổ thay thủy tinh thể.


Bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể tại Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh.

Bác sỹ Kiều Đình Vì, Giám đốc Trung tâm phòng, chống Bệnh xã hội cho biết: Để nâng cao chất lượng khám, chữa các bệnh về mắt, Trung tâm đã đầu tư những trang thiết bị khá hiện đại phục vụ công tác khám và điều trị như: đèn sinh hiển vi khám mắt, mổ mắt; máy phẫu thuật phaco; máy siêu âm; hệ thống khử khuẩn hấp, sấy… Bên cạnh đó, hàng năm, đội ngũ phẫu thuật viên của Trung tâm cũng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.

Thời gian qua, Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội đã xây dựng và triển khai nhiều hoạt động giúp người dân nâng cao nhận thức, các biện pháp chăm sóc mắt, phòng, chống mù lòa. Trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc mắt; phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức các đợt khám, sàng lọc tại cộng đồng, qua đó phát hiện tỷ lệ khá lớn người dân bị đục thủy tinh thể, mộng, quặm, glôcôm, khúc xạ học đường…

Ông Quách Thanh Bảo, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Cách đây 5 năm, mắt của tôi mờ rất nhanh. Nhiều lần các con muốn đưa tôi đi khám - nhưng vì phải đi xa, gia đình không có điều kiện nên cứ nấn ná. Nay có đoàn bác sỹ trên tỉnh về, tôi quyết định đi khám. May mắn tôi lại được mổ mắt miễn phí.

Hiện nay, thời gian thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo áp dụng kỹ thuật cao (phaco) chỉ từ 5-10 phút, vết mổ nhỏ, nhanh liền, không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể phục hồi thị lực ngay sau mổ đạt 99%, sau 15-30 ngày thích nghi hoàn toàn. Sử dụng phương pháp phẫu thuật phaco thay thủy tinh thể có độ chính xác và an toàn cao, bệnh nhân được ra viện ngay sau 1 ngày mổ, giảm chi phí chữa trị, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải, dồn ứ bệnh nhân nằm viện. Hiện chi phí cho một ca phẫu thuật bằng phương pháp phaco khoảng 7 triệu đồng, tùy thuộc vào nhân thủy tinh thể nhân tạo. Với những đối tượng có BHYT sẽ được chi trả theo quy định của Luật BHYT.


Hồng Dung

(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Kim Bôi Thu được trên 780 đơn vị máu trong ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2018

(HBĐT) - Nhằm hưởng ứng phong trào "Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp”, "Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”, ngày 2/11, tại trung tâm nhà văn hóa huyện, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kim Bôi đã phối hợp Viện huyết học truyền máu trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dân số

(HBĐT) - Sàng lọc để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm những bất thường của trẻ giai đoạn thai còn trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời giúp thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đó là mục đích quan trọng của chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

Phú Yên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A H5N6

Dịch bệnh cúm A/H5N6 đã xuất hiện gần một tuần qua trên đàn gia cầm ở thôn Đông Bình, xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Chính quyền và ngành chức năng tỉnh Phú Yên đang khẩn trương khống chế dịch và tuyên truyền rộng rãi để người dân chủ động phòng chống dịch.

Tỉnh Tiền Giang có ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng

Theo thạc sỹ-bác sỹ Đỗ Quang Thành, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang, sau khi được chữa trị tại bệnh viện tuyến huyện trong vài ngày không thuyên giảm, một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đã được người nhà bệnh nhân chuyển tới Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang.

Báo động chó thể cuồng dại cắn người, động vật “liên hoàn”

(HBĐT) - Trong 3 tháng gần đây, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra 2 ổ dịch dại. Đáng lo ngại đây là các vụ chó thể cuồng dại cắn người và động vật "liên hoàn”.

Chủ động phòng, chống bệnh tay - chân - miệng

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến hết ngày 11/10/2018, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 87 ca tay - chân - miệng, tăng 37 ca so với tháng 9. Trước nguy cơ bùng phát bệnh tay - chân - miệng trong cả nước, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh, kiểm soát gia tăng số ca mắc mới, ngăn chặn bệnh lây lan ra diện rộng, trong đó có sự phối hợp với ngành GD&ĐT thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để tiếp nhận điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục