Những đợt nắng nóng kéo dài khiến người bứt rứt mệt mỏi. Khi phải phơi mình quá lâu ở ngoài trời nắng, hoặc phải làm việc trong môi trường nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...),... rất dễ bị cảm nắng, nóng.


Cháo đậu xanh lá sen trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cơ thể bị rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Nếu bị cảm nắng nhẹ biểu hiện tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê,... Sau đây là những món ăn, nước uống phòng trị cảm nắng.

Cháo đậu xanh lá sen trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.Cháo phòng trị cảm nắng:
Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lứt 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho 800ml nước vào nấu cháo đặc, cháo vừa chín tới cho nước thuốc vào, đun một lát nữa là được, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng sơ tán phong nhiệt, trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè. Lưu ý, người dạ dày hư hàn nên ăn ít.

Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, 1/4 lá sen, gạo 100g. Đậu xanh vo sạch cho vào nồi nấu trước, đậu chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe. Trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín, cho tiếp gạo vào nấu cháo loãng, chia ăn nhiều lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng. Lưu ý người cảm phong hàn không nên dùng.

Cháo rễ ngưu bàng: rễ ngưu bàng 30g, gạo lức 50g. Rễ ngưu bàng cho vào nồi, đổ nước đun sôi 5 phút, bỏ bã lấy nước. Gạo đãi sạch nấu cháo, cháo chín cho nước rễ ngưu bàng vào, thêm đường vừa đủ, quấy đều. Ngày ăn 1 bát. Tác dụng thanh nhiệt, trị cảm, viêm họng.

Khi phải phơi mình quá lâu ở ngoài trời nắng, hoặc phải làm việc trong môi trường nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...),... rất dễ bị cảm nắng, nóng.

Nước uống phòng trị cảm nắng:
Bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.

Dưa chuột giã nát vắt lấy nước, uống nhiều nước.

Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.

Tỏi sống 1 củ to giã nát, cho đun sôi để nguội hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

Đậu xanh, 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Đậu xanh vo sạch đổ nước nấu chín, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.

Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1-2 thang.

Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.

Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1-2 thang.

Phòng tránh cảm nắng
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.

Tránh ra ngoài đường vào giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất, thời điểm này rất dễ bị say nắng.

Uống nhiều nước (2,5-3 lít nước mỗi ngày) bất kể là nước lọc hay nước hoa quả, nếu là các loại nước giải nhiệt càng tốt.

Tránh các hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ bị say nắng.


Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục