(HBĐT) - Ở nước ta, cao huyết áp, đái tháo đường, viêm phổi mạn tính, ung thư… và các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, việc phát triển năng lực dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài các bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến y tế cơ sở là một trong những giải pháp trọng tâm.


Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, hiện nay, Trung tâm quản lý, điều trị trên 500 bệnh nhân cao huyết áp, 650 bệnh nhân đái tháo đường, gần 500 bệnh nhân tâm thần. Tại tuyến xã quản lý và cấp thuốc cho 1.914 bệnh nhân. Việc quản lý, điều trị tại Trung tâm rất khó khăn bởi lượng y, bác sỹ khám, điều trị bệnh không lây nhiễm chỉ có 2 người trong khi lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Nhiều bệnh nhân ở tuyến xã phải đi vài chục cây số lên huyện để khám và cấp thuốc. Đây là một trong những bất cập của công tác khám, điều trị bệnh không lây nhiễm.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cho biết: Thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam cho thấy, cứ 5 người dân có 1 người bị tăng huyết áp. Theo thống kê này thì trên địa bàn huyện còn khoảng 8.000 bệnh nhân chưa được phát hiện. Nguyên nhân xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh như: hút thuốc, uống rượu, bia, ăn ít rau, trái cây, ăn nhiều muối, thiếu hoạt động thể lực… Tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh. Bên cạnh đó, do dịch vụ khám, chữa bệnh tại tuyến xã chưa đầy đủ, toàn diện. Hầu hết các trạm y tế xã chưa cung cấp được các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài người mắc bệnh tại cộng đồng.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cấp phát thuốc định kỳ cho bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm.

Hiện nay, tại tuyến xã của huyện Kim Bôi có 24/28 xã có bác sỹ, còn 4 xã có bác sỹ được cử về làm việc theo lịch, đảm bảo 100% xã đã có bác sỹ làm việc. Đây là nguồn nhân lực tại chỗ ổn định để khám, quản lý và điều trị bệnh không lây nhiễm. Do vậy, trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện tăng cường hệ thống giám sát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyến cơ sở. Triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng, nhất là trạm y tế xã để tăng tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị bệnh. Đến nay, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều được quản lý, điều trị tại tuyến xã. Đến tháng 9/2019, Trung tâm Y tế huyện chuyển bệnh nhân đái tháo đường về xã điều trị. Tại đây, bệnh nhân sẽ được cấp phát thuốc, xét nghiệm đường huyết thường xuyên. Với bệnh nhân nặng, có biến chứng điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Để nâng cao năng lực khám, điều trị bệnh không lây nhiễm, vừa qua, Tổng hội Y học Việt Nam đã đầu tư cho mỗi xã của huyện Kim Bôi 5 máy đo huyết áp điện tử, Trung tâm Y tế huyện cung cấp cho tất cả các xã thiết bị xét nghiệm nhanh đường huyết.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng cho biết thêm: Qua triển khai tại tuyến xã cho thấy, người dân được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, phòng ngừa được các biến chứng do tăng huyết áp; được khám, tư vấn, chăm sóc, điều trị gần nhà, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho bệnh nhân; được cán bộ y tế quan tâm, nhắc nhở lịch khám và có thể đến khám tại nhà nếu bệnh nhân ốm không thể đến trạm y tế. Bệnh nhân cao huyết áp được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế ngay tại trạm, vì vậy hầu hết đều hài lòng. Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở về dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm thông qua cung cấp tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực, tổ chức đào tạo, tập huấn, đồng thời, ban hành các hướng dẫn, quy định về nhiệm vụ dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm. Cập nhật thông tin, số liệu theo dõi tình hình bệnh tật, các yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe, chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách phát hiện sớm bệnh thông qua các biện pháp kiểm tra sức khỏe đơn giản như đo huyết áp, xét nghiệm nhanh đường máu, sàng lọc ung thư…, biết tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh.


Việt Lâm


Các tin khác


Hãi hùng thuốc Đông y gia truyền trộn chất gây ung thư đã bị cấm từ năm 1983

Nhiều người đã không tiếc tiền mua thuốc này về mà không cần phải suy nghĩ bởi họ cho rằng thuốc Đông y thì không có gì độc hại, nếu uống vào chẳng "bổ dọc thì cũng bổ ngang, không thể hại như thuốc tây y”…Thế nhưng, câu chuyện dưới đây sẽ khiến nhiều người giật mình về các loại thuốc Đông y được quảng cáo và rao bán tràn lan trên mạng. Tưởng mua được thuốc Đông y thần dược, không ngờ có thành phần thuốc cấm

Quyết tâm thực hiện chương trình hành động về dinh dưỡng

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành GD&ĐT, kết thúc năm học 2018 - 2019, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tuổi nhà trẻ chiếm 3,3%, tuổi mẫu giáo chiếm 3,5%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tuổi nhà trẻ là 4,3%, tuổi mẫu giáo là 3,9%. Kết quả đó cho thấy, ngành GD&ĐT đã có những giải pháp quyết liệt, tích cực để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và thể trạng cho trẻ.

1 huyện, 53 xã ra khỏi danh sách địa bàn có dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Tính đến ngày 19/8, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 113 xã, phường, thị trấn thuộc 11/11 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, 53 xã, phường, thị trấn đã có Quyết định công bố hết dịch; 70 xã có DTLCP đã qua 30 ngày đang làm thủ tục và đề nghị công bố hết dịch. Riêng huyện Kim Bôi đã ra khỏi danh sách địa bàn có DTLCP với 7/7 xã đã công bố hết dịch và hiện không phát sinh ổ dịch mới.

Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế

(HBĐT) - Ngày 16/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổ chức Y tế thế giới, các bộ, ngành liên quan và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Di dời 2 nguồn phóng xạ nguy hiểm ở bệnh viện

Ngày 15-8, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM đã tổ chức cưỡng chế thi hành án tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (quận Tân Phú, TP.HCM) đối với hai nguồn phóng xạ nguy hiểm.

Bảy người tử vong do sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn ra phức tạp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với hơn 31.000 ca bệnh và 7 người tử vong, ngày 14/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh này tại huyện Hóc Môn, một trong những địa bàn có số ca sốt xuất huyết tăng cao trong những ngày gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục