(HBĐT) - Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Tân Lạc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trở thành nhịp cầu nối những tấm lòng nhân ái đến với những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.


Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Trà, Chủ tịch Hội CTĐ huyện cho biết: "Đẩy mạnh công tác nhân đạo, từ thiện, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, lan tỏa rộng khắp, hướng đến những đối tượng yếu thế tại địa bàn, giúp vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Hội luôn là địa chỉ tin cậy để các tổ chức thiện nguyện, nhà hảo tâm gửi gắm lòng tin, chia sẻ, đóng góp trong các hoạt động nhân đạo, tô thắm thêm tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng".

Từ đầu năm đến nay, Hội phối hợp với các cá nhân, tổ chức từ thiện, đẩy mạnh thực hiện công tác an sinh xã hội thông qua các hoạt động như hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người yếu thế, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, người già neo đơn, không nơi nương tựa. Thực hiện phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" năm 2019, Hội đã trợ giúp 1.890 lượt hộ gia đình với tổng trị giá tiền, các phần quà 936 triệu đồng. Tiếp nhận những tấm lòng hảo tâm, các tổ chức từ thiện, Hội đã trao 5 tấn gạo cho 250 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại các xã: Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn thông qua chương trình "Suất cơm nóng ấm lòng vùng cao", đồng thời trao 200 bộ quần áo ấm với tổng trị giá 70 triệu đồng.


Đại diện Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Lạc trao tiền hỗ trợ sửa nhà cho ông Bùi Văn Niếc, xóm Mương 2, xã Do Nhân.

Tại các xã Ngòi Hoa, Trung Hòa, Do Nhân, Lỗ Sơn... và những vùng khó khăn, Hội đã trao 628 suất quà gồm: tiền, gạo, quần áo, các nhu yếu phẩm với tổng trị giá 292 triệu đồng cho trẻ em nghèo, đối tượng chính sách, nạn nhân chất độc màu da cam. Bên cạnh đó, Quỹ Thiện tâm Tập đoàn Vingroup đã tặng 350 suất quà, tổng trị giá 175 triệu đồng. Hưởng ứng tháng cao điểm "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam", từ nguồn quỹ Hội, các cơ sở Hội đã trao 480 suất quà cho các đối tượng là gia đình chính sách, người nghèo với tổng trị giá 240 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Niếc, xóm Mương 2, xã Do Nhân là đối tượng nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ sửa nhà cho biết: "Ngôi nhà của gia đình xây dựng từ ngày tôi còn ở chiến trường, qua mấy chục năm đã xuống cấp trầm trọng. Được sự quan tâm của Hội CTĐ huyện, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ tôi 10 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, nay ngôi nhà được sửa chữa, gia đình yên tâm sinh sống".

Trong "Tháng nhân đạo" năm 2019, Hội phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức khai trương thùng quỹ nhân đạo với mục đích quyên góp, ủng hộ cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn. Tiếp tục thực hiện mô hình "Suất cơm nghĩa tình", trong 6 tháng đầu năm nay, Hội tổ chức 10 đợt phát cơm, cháo, sữa cho 400 bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế huyện. Ngoài ra, hoạt động quyên góp từ thiện, chăn màn, quần áo ấm cho trẻ em vùng sâu, xa cũng được triển khai rộng khắp.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Trà cho biết thêm: "Các hoạt động nhân đạo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự sẻ chia, đồng cảm của các cá nhân, tổ chức thiện nguyện đối với người nghèo, người khuyết tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa bàn, giúp họ thêm tin yêu cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương".


Hoàng Anh


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục