(HBĐT) - Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Mai Châu có những chuyển biến tích cực. Từ đó làm giảm tốc độ lây lan của căn bệnh ra cộng đồng, góp phần tích cực phát triển KT-XH địa phương.

Theo số liệu thống kê, đến nay, huyện Mai Châu còn khoảng hơn 300 người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm qua, các cấp, ban, ngành trong huyện đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền với nhiều hình thức: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, thảo luận nhóm, tư vấn cách phòng, tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con tại gia đình, vận động người nghi nhiễm HIV đi xét nghiệm để được điều trị tại cơ sở y tế... Ngoài ra, hàng năm, ngành Y tế huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản, trưởng bản, hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên các bản, tiểu khu thuộc các xã, thị trấn trọng điểm về HIV/AIDS những kiến thức và kỹ năng tuyên truyền để tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở. Tại các xã và một số trường học trên địa bàn đã tổ chức các hoạt động truyền thông, tọa đàm với nội dung hưởng ứng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Qua các buổi truyền thông, người dân được giải đáp thắc mắc và trao đổi thông tin với những người có kiến thức chuyên môn để nâng cao hiểu biết và phòng tránh các tai tệ nạn xã hội.

Ngoài nỗ lực của địa phương, nhiều cấp, ngành từ T.Ư đến tỉnh cũng đã quan tâm, tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của huyện. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện duy trì thực hiện tốt, có hiệu quả Dự án hỗ trợ phòng - chống HIV/AIDS tại Việt Nam do Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ tài trợ. Những cán bộ chuyên trách, cộng tác viên của dự án đã tập trung tuyên truyền, cấp phát bơm kim tiêm sạch, tư vấn sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm HIV /AIDS đối với người nghiện ma túy; thu gom bơm kim tiêm bẩn; giới thiệu bệnh nhân đến phòng tư vấn xét nghiệm và bệnh nhân nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị cấp thuốc ARV, tạo điều kiện cho những người bị nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh. Hàng năm, huyện triển khai công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho trên 1.000 lượt người nghiện ma túy, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, thành viên gia đình có người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong toàn huyện.

Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh) cho biết: Trong những năm qua, các cấp, ban, ngành huyện Mai Châu cùng với ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS đến các tuyến cơ sở, cấp xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, các xã, bản đang còn là điểm nóng về ma túy trên địa bàn. Trong đó, tập trung nghiên cứu và soạn thảo tài liệu, đảm bảo chuyền tải các thông tin, nội dung về HIV/AIDS mới nhất, triển khai các dịch vụ can thiệp mới, phù hợp với văn hóa và truyền thống của địa phương. Ngoài ra, ngành huy động cả cộng đồng cùng vào cuộc bằng cách củng cố câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS tại các xã, phường, duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn với các nhóm; các thành viên câu lạc bộ thường xuyên thăm hỏi và động viên nhau… Ðồng thời, vận động các ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ kinh tế và tinh thần cho người nhiễm và người bị ảnh hưởng, góp phần xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với căn bệnh HIV/AIDS.


Việt Lâm

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục