(HBĐT) - Tăng cường thu hút, đầu tư về cơ sở, vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh (KCB), cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy đã, đang nâng tầm chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Qua đó, sẻ chia gánh nặng với bệnh nhân nghèo.


Y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy thực hiện ca phẫu thuật mổ nội soi kỹ thuật cao. 

Chăm người nhà vừa thực hiện ca mổ nội soi kỹ thuật cao (cắt u nang buồng trứng) tại Trung tâm Y tế huyện, anh Cao Văn Long, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) chia sẻ: "Gia đình chúng tôi rất yên tâm khi đưa người nhà đến khám và điều trị tại đây. Do không bị quá tải như bệnh viện tuyến trên nên các y, bác sỹ chăm sóc bệnh nhân tận tình. Khoảng cách gần nên việc ăn ở, đi lại phục vụ người bệnh thuận tiện, giảm được chi phí, chúng tôi nghĩ đây thực sự là chỗ dựa vững chắc cho những bệnh nhân nghèo…”.

Được biết, năm 2019, Lạc Thủy  là một trong những huyện có tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT thấp nhất tỉnh, đạt 90,18% (tính đến tháng 10/2019). Nguyên nhân do từ năm 2018, nhiều chính sách của Nhà nước thay đổi, sau sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố, nhiều thôn, xóm chuyển từ vùng khó khăn sang vùng thuận lợi. Theo Quyết định số 103/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, II, I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2019, huyện có xã Đồng Tâm chuyển từ khu vực II sang khu vực I, xã Yên Bồng có 3 thôn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Theo ước tính của ngành BHXH huyện Lạc Thủy, sau những sắp xếp, thay đổi này, huyện có khoảng trên 5.000 người sẽ không được Nhà nước cấp thẻ BHYT. 
Thực tế, dẫu có thẻ BHYT và được thanh toán ở mức cao khi chuyển đúng tuyến, thế nhưng, chi phí điều trị, ăn ở, đi lại ở tuyến trên luôn là gánh nặng đối với mỗi gia đình người bệnh. Bởi vậy, Trung tâm Y tế huyện là nơi gần nhất người dân nên tìm đến để chăm sóc sức khỏe thông thường, khám và điều trị khi có bệnh. Bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Nhằm thực hiện tốt hơn công tác KCB, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, những năm gần đây, Trung tâm Y  tế huyện đã tăng cường khả năng tiếp cận và hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định. Một mặt, thu hút đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ KCB. Mặt khác, tăng cường cử cán bộ đi đào tạo, nâng cao tay nghề để sẵn sàng ứng phó với các ca bệnh hiểm nghèo, những ca cấp cứu khẩn cấp không đủ thời gian chuyển viện. Mới đây, trung tâm đã cử một ê kíp gồm 4 bác sỹ, 1 kỹ thuật viên đi đào tạo kỹ thuật mổ nội soi. Hoàn thành khóa học, từ tháng 9/2019 đến nay, trung tâm đã thực hiện hơn 10 ca mổ nội soi: cắt ruột thừa, cắt u nang buồng trứng, nội soi dạ dày…   

Cùng với việc thu dung và điều trị kịp thời cho nhân dân, người bệnh đến khám, điều trị tại đơn vị, Trung tâm Y tế huyện luôn quan tâm chỉ đạo tuyến cơ sở. Hàng năm, Phòng Kế hoạch nghiệp vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo các khoa, phòng cử cán bộ xuống các trạm y tế để kiểm tra, giám sát, đôn đốc về chuyên môn, kỹ thuật. Nhờ có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ trung tâm, công tác KCB các trạm y tế luôn được đảm bảo. Hàng năm, trung tâm thành lập Ban tổ chức đến các trạm y tế để kiện toàn tổ chức, kiểm kê thuốc, các trang thiết bị tại trạm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư phòng chống dịch, phòng chống thiên tai thảm họa, sẵn sàng ứng phó. Tổ chức các đợt KCB cho người nghèo, đối tượng chính sách theo đúng chế độ quy định.

Mỗi năm khám, điều trị cho từ 35 - 40 nghìn lượt bệnh nhân; điều trị nội trú cho từ 9 -10 nghìn lượt bệnh nhân; điều trị ngoại trú cho từ 7 - 8 nghìn lượt bệnh nhân…, Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy đã góp phần sẻ chia gánh nặng về chi phí cho những bệnh nhân nghèo.       


Thúy Hằng

Các tin khác


Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Cung cấp thông tin cho báo chí về dân số và phát triển

(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cấp tỉnh về DS và phát triển. Tham dự hội nghị có đông đảo nhà báo, cán bộ truyền thông của 30 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung.

Huyện Lạc Sơn cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn

(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, năm 2019, toàn huyện có 25.950 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS)/33.499 hộ, đạt 74,4%. Có được kết quả này do cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và vấn đề xây dựng NTHVS nói riêng. 

Cảnh giác với bệnh cúm khi chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm đã bắt đầu xuất hiện, mọi người cần cảnh giác cao với căn bệnh này vì có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong.

Việt Nam chinh phục hai ca ghép tạng đặc biệt

Từ một ca chết não hiến tạng, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công hai ca ghép đa tặng đặc biệt lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Một ca ghép hai phổi đồng thì với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim - ghép phối) và một ghép đa tạng gan và thận đồng thì.

Trà túi lọc xạ mộc hương - sản phẩm bảo vệ sức khỏe

(HBĐT) - Thuốc nam gia truyền của dòng họ Quách ở huyện Kim Bôi đã duy trì và trải qua 5 thế hệ. Từ những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, thuốc chữa bệnh không nhiều, các bà, các mế hái lá cây, lá thuốc quanh nhà, trong rừng để chữa bệnh cho người thân, họ hàng, dòng tộc. Đến nay, thuốc nam gia truyền của dòng tộc đã trở thành một nghề. Sau một quá trình đúc kết truyền lại nhiều vị thuốc hay, nhiều bài thuốc quý chữa bệnh hoàn toàn bằng các loại thảo dược tự nhiên về các bệnh như gan, thận, khớp, dạ dạy, hiếm muộn..., thuốc nam gia truyền của gia đình gia nhập HTX dịch vụ nông nghiệp xã Thượng Bì (Kim Bôi) với mong muốn  ngày càng phát triển hơn, được nhiều người biết đến và chữa bệnh cho nhiều người hơn nữa.

Người dân chỉ sử dụng thuốc Tamiflu khi được bác sĩ kê đơn

Ngày 23/12, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trước sự gia tăng về nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu 75mg để phòng và điều trị bệnh cúm mùa cho nhân dân, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị tăng cường việc nhập khẩu thuốc này về Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục