Oseltamivir tôi còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc trong mùa cúm này, đó là tamiflu, loại thuốc mà mọi người đang đề cập tới rất nhiều khi dịch cúm đang hành hoành.

Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và type B mới được hình thành trong tế bào bị nhiễm và làm virus lan truyền khắp cơ thể.

Các bạn cần lưu ý, oseltamivir chỉ nên dùng trong các trường hợp: Điều trị cúm typ A và B ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ (2 ngày), trong thời gian có cúm virus lưu hành. Chỉ định được khuyến cáo đặc biệt đối với người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi hoặc có 1 trong những bệnh sau: Bệnh hô hấp mạn kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim - mạch nặng trừ bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) và dự phòng cúm (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt đối với người có nhiều nguy cơ (chưa được bảo vệ hữu hiệu bằng vắc-xin cúm, nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh và có thể bắt đầu dùng oseltamivir trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm). Việc dùng thuốc cần do bác sĩ chỉ định.


Các triệu chứng của bệnh cúm.

Nhiều người nghe thấy có tác dụng chống cúm của oseltamivir tôi, nên đã mua thuốc về uống phòng và rất nhiều người bệnh sợ biến chứng của cúm cũng đã tự ý tìm đến với oseltamivir tôi mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, dẫn tới tình trạng dùng thuốc khi chưa cần thiết gây tốn kém và nếu không may còn gặp bất lợi không mong muốn gây hại cho người dùng.


Một số bất lợi thường gặp như: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt... hoặc nặng hơn có thể gây viêm gan, thận cấp; ảnh hưởng đến máu làm giảm bạch cầu, tiểu  cầu. Như vậy là lợi bất cập hại...

Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng oseltamivir, người bệnh cần chú ý về cách uống thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất: Đối với dạng thuốc viên nên uống với nhiều nước; phải uống đủ liều và đủ thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm; phân khoảng cách giữa các liều uống phải đều nhau trong ngày để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định. Trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng thuốc dạng nước và phải dùng thìa hoặc dụng cụ đong bán kèm thuốc để đong thuốc nước cho đúng liều lượng.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục