(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cấp tỉnh về DS và phát triển. Tham dự hội nghị có đông đảo nhà báo, cán bộ truyền thông của 30 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung.


Toàn cảnh hội nghị

Theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH T.Ư Đảng khoá XII về công tác DS trong tình hình mới, ngành DS chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng DS và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố KT-XH, QP-AN.

Tại hội nghi, các nhà báo, cán bộ truyền thông được báo cáo viên cung cấp một số nội dung chính của Chiến lược DS Việt Nam đến năm 2030. Ngoài ra, các nhà báo còn được trang bị kỹ năng viết tin, bài và kỹ năng truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và phát triển trong Chiến lược DS Việt Nam đến năm 2030.

Chiến lược DS Việt Nam đến năm 2030 gồm 8 mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, quy mô DS đạt 104 triệu người; giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa các vùng. Bảo vệ và phát triển DS các dân tộc thiểu số (DTTS) có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những DTTS rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi. Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên (dưới 109 bé trai/100 bé gái), phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý (tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 22%, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%). Nâng cao chất lượng DS (tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước hôn nhân đạt 90%, tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, chiều cao đối với nam: 168,5cm, đối với nữ: 157,5 cm, chỉ số phát triển con người thuộc nhóm 4 nước Đông Nam Á). Thúc đẩy phân bố DS hợp lý và đảm bảo QP-AN. Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố DS vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH...

Để đạt được các mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đổi mới truyền thông, vận động về DS. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về DS. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về DS. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu DS. Bảo đảm nguồn nhân lực DS. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Thu Thủy

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục