Ngày 6/4, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1728/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiêm vaccine tại Vĩnh Phúc. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN
Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình do Cục Quản lý Dược chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong tháng 5/2023.
Đồng thời, Bộ giao Cục Quản lý Dược phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc việc báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình của các địa phương vào hàng năm; phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị liên quan tổ chức sơ kết đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình vào tháng 12/2025 và tháng 12/2030.
Đối với công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về Dược, Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù, ưu tiên, ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine nhất là đối với vaccine phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vaccine mới chưa có tại Việt Nam; các vaccine phối hợp; vaccine phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2023 - 2025.
Cục Quản lý Dược phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng các quy định liên quan đến cấp phép lưu hành, cung ứng vaccine trong giai đoạn 2023 - 2025. Vụ Kế hoạch và Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng các quy định liên quan đến đấu thầu, mua sắm vaccine trong giai đoạn 2023 - 2025. Cục Y tế dự phòng phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng các quy định liên quan đến sử dụng vaccine trong giai đoạn 2023 - 2025.
Liên quan đến công tác triển khai ứng dụng công nghệ mới, hợp tác quốc tế, Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và đào tạo phối hợp với Cục Quản lý Dược; Cục Y tế dự phòng; Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế (NICVB); các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine và các đơn vị liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến bên cạnh công nghệ truyền thống để phục vụ sản xuất vaccine phòng bệnh ung thư, vaccine phối hợp nhiều thành phần và các vaccine khác đáp ứng nhu cầu cho phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn 2023 - 2025. Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vaccine trong giai đoạn 2023 - 2025.
Về công tác phát triển nguồn nhân lực, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo được giao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế; cơ sở nghiên cứu, sản xuất và các đơn vị liên quan ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vaccine; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vaccine trong giai đoạn 2023-2030.
Đơn vị chủ trì được giao nhiệm vụ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/1 hàng năm. Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, định kỳ báo cáo Bộ Y tế kết quả triển khai Kế hoạch trước ngày 15/3 hàng năm.
Việc lập kế hoạch để triển khai các nội dung được phân công cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu tại Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ do các đơn vị chủ động thực hiện.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Theo Baotintuc.vn
Theo thống kê của Bộ Y tế, tuần qua nước ta có tổng cộng 123 ca mắc COVID-19 mới. Đây là tuần có số mắc cao nhất trong vòng gần 2 tháng qua. Đến nay đã hơn 3 tháng liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-29 ở nước ta.
(HBĐT) - Từ năm 1992, chương trình phòng, chống lao (PCL) được triển khai trên địa bàn tỉnh tại 2 địa phương là TP Hòa Bình và huyện Lạc Thủy. Đến nay, sau hơn 30 năm thực hiện chương trình, công tác PCL đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, nhưng thể nặng có thể sốc do giảm khối lượng máu lưu hành và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh SXH thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 - 4 và khoảng đầu tháng 7 - 11 hàng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn. Trên địa bàn tỉnh đã có các ca bệnh SXH thời điểm giao mùa xuân - hè.
Theo bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trong tuần vừa qua, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng so với tháng trước. Các trường hợp đều phải nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ. Trẻ có kèm ho và tiêu chảy.
(HBĐT) - Sáng 27/3, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ phát động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Ngày chạy Olympic Vì sức khoẻ toàn dân và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) cho mọi người. Trên 1.000 người, bao gồm lực lượng vũ trang, học sinh và nhân dân trên địa bàn thị trấn Mãn Đức đã tham gia lễ phát động.
(HBĐT) - Thời tiết giao mùa xuân hè năm nay diễn biến rất bất thường, tạo điều kiện cho một số bệnh dịch phát triển, đặc biệt là cúm mùa ở các tỉnh miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian gần đây các ca bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng. Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe trong thời điểm thời tiết giao mùa.