Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT).


Nhiều thông điệp ý nghĩa được các em học sinh truyền tải tại Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, TH&HNCHT vẫn tiềm ẩn nguy cơ hiện hữu, luôn đe dọa đến cuộc sống của người dân vùng cao, kéo theo nhiều hệ lụy đến sự phát triển KT-XH. Để giảm thiểu tình trạng này, Ban Dân tộc đã phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng các kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025"; kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN.

Theo đó, xác định mục tiêu lớn nhất của đề án là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của người dân về hôn nhân và gia đình, tiến tới thay đổi hành vi, góp phần giải quyết tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực ở vùng ĐBDTTS, Ban Dân tộc đã phối hợp cùng các ngành Tư pháp, Y tế và GD&ĐT tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động ĐBDTTS về giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT tại các địa phương trong tỉnh. Các huyện, thành phố đã rà soát, khoanh vùng địa bàn đông ĐBDTTS có tỷ lệ các cặp tảo hôn và sinh con khi chưa đến tuổi lập gia đình để thành lập các nhóm truyền thông nòng cốt và xây dựng mô hình truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT. Đồng thời, treo pano, áp phích tuyên truyền về Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng ĐBDTTS” tại các khu đông dân cư, thường xuyên có người qua lại..

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, thành phố đa dạng hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc thi tuyên truyền viên về giảm thiểu tình trạng TH& HNCHT trong vùng ĐBDTTS bằng hình thức sân khấu hóa; tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này... Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về TH&HNCHT cho học sinh các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đinh Thị Thùy Dương, Phó Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Xác định các em học sinh lứa tuổi vị thành niên không chỉ là đối tượng cần tuyên truyền nhất mà còn là lực lượng tuyên truyền viên tích cực nếu được tập huấn, bồi dưỡng. Chính vì vậy, Ban tổ chức đã thiết kế nội dung cuộc thi làm 4 phần chính, gồm: chào hỏi, tiểu phẩm, thi kiến thức và hùng biện. Nếu phần thi tiểu phẩm giúp các em hiểu được những tác hại, hệ lụy của TH&HNCHT thì phần thi kiến thức và hùng biện giúp các em có thể nắm chắc những quy định của pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới, Luật Trẻ em và Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, song song với tổ chức cuộc thi, Ban Dân tộc tỉnh đã mở lớp tập huấn về phòng chống TH&HNCHT cho học sinh trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, phát huy vai trò của người cốt cán, người có uy tín trong ĐBDTTS và miền núi trong tuyên truyền, vận động về tác hại của TH&HNCHT; gìn giữ và phát huy phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào, loại bỏ những tập quán, hủ tục lạc hậu; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của ĐBDTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Ban đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, thành phố tiếp tục duy trì và triển khai mô hình "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng ĐBDTTS” tại các địa bàn có tỷ lệ TH&HNCHT cao; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt tại cơ sở trong việc tuyên truyền, tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình tại thôn, bản; tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho học sinh trong độ tuổi từ 13 - 18 tuổi hiểu biết về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân và gia đình...


Đinh hòa


Các tin khác


Sớm điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng

Liên quan đến lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí quản lý và chi phí khấu hao theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công, Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ đã xây dựng lộ trình cụ thể và đề xuất trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh theo hướng, đến năm 2023, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa

Thời gian qua, ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) bà mẹ, trẻ em, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Qua đó nâng cao chất lượng CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trong tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Tạo bước chuyển nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh cho biết: Là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế, bệnh viện gồm 804 cán bộ, viên chức và người lao động công tác tại 44 khoa, phòng. Với quy mô 850 giường kế hoạch, bệnh viện hiện là đơn vị điều trị đầu ngành của tỉnh. Thời gian qua, BVĐK tỉnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát sốt xuất huyết tại huyện Lương Sơn

Ngày 9/11, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTT.Ư) phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống  sốt xuất huyết (SXH) Dengue tại huyện Lương Sơn. 

Các khu vực không là điểm nóng vẫn phải cảnh giác với dịch HIV

Từ năm 2020 đến nay, nhiều tỉnh, thành phố vốn ít ghi nhân ca mắc HIV cũng đang có dấu hiệu tăng số ca mắc.

94,81% người bệnh nội trú hài lòng với bệnh viện công lập tại Hà Nội

Để đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú, ngoại trú đối với ngành Ytế Hà Nội, trong Quý III/2023, Sở Y tế Hà Nội đã tổng hợp số liệu từ 47 bệnh viện (21 bệnh viện công lập và 26 bệnh viện ngoài công lập) tham gia khảo sát, đánh giá về hài lòng người bệnh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú là 96,96%, ngoại trú là 95,97%. Điểm trung bình hài lòng của bệnh nhân nội trú là 4,5 và ngoại trú là 4,44.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục