Bữa ăn hàng ngày không chỉ đem lại cho bạn niềm hứng khởi mà còn là cách để bạn “nạp” năng lượng nuôi sống cơ thể. Hãy cùng tham khảo những nguyên tắc nhỏ dưới đây để có được một bữa ăn thật sự mạnh khỏe.

 

1. Không bỏ bữa sáng

 

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của chúng ta là không ăn bữa ăn sáng, đặc biệt nếu đó là trẻ em. Việc bỏ bữa sáng có thể làm suy giảm hoạt động của các nơron thần kinh, lâu ngày có thể làm suy giảm trí nhớ cũng như trí thông minh.

 

Việc bổ sung một bữa sán giàu protein và chất xơ sẽ giúp cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

 

2. Hạn chế chan canh khi ăn

 

Nhiều người cho rằng, chan canh là một thói quen tốt và có lợi cho hệ tiêu hoá nhưng thực chất không phải như vậy. Khi ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nước bọt, giúp cảm nhận được sự thơm ngon của món ăn cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu hoá của thức ăn xuống dạ dày.

 

Việc chan canh hoặc kết hợp uống nước khi ăn có thể làm thức ăn trôi thẳng vào dạ dày mà không cần tới sự “tác nghiệp” của khoang miệng, lâu ngày sẽ làm cơ thể dần mất đi phải ứng tiết nước bọt khi ăn cơm và làm tăng thêm “gánh nặng” của dạ dày trong việc tiêu hoá thức ăn.

 

Giải pháp tốt nhất cho bạn trong bữa ăn là hãy uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong. Việc này không những làm sạch miệng hơn mà còn kích thích tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng cho bữa ăn.

 

3. “Tạo” màu sắc cho bữa ăn

 

Việc đa dạng hoá các loại thực phẩm cũng như phương thức chế biến món ăn có thể đưa lại những tác động tích cực đối với hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe chung.

 

Mỗi màu sắc thực phẩm lại đem lại những tác dụng nhất định tới sức khỏe. Ví dụ như: các thực phẩm màu đỏ như cà chua, ớt đỏ… chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các thực phẩm màu xanh như: rau cải, hành tây, tỏi tây… có chứa nhiều hợp chất đẩy lùi các tế bào ung thư, thực phẩm màu cam như: bí ngô, cà rốt… giàu vitamin A và beta caroten giúp sáng mắt, đẹp da…

 

Vì vậy, hãy biết “làm đẹp” và cân bằng chế độ ăn uống của mình bằng cách kết hợp những các loại thực phẩm với những màu sắc đa dạng, phong phú để làm “đẹp mắt” và cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin, và khoáng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.   

 

4. Sử dụng hợp lý hàm lượng các chất béo

 

Nhiều người quan niệm rằng bữa ăn càng ít chất béo càng tốt. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Việc kết hợp hợp lý thành phần giữa các loại chất béo sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

 

Chất béo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Chất béo tồn tại trong nhiều loại thực phẩm: mỡ động vật, dầu thực vật, cá, trứng, đạu nành, vừng, lạc… Chất béo được chia là làm 2 loại chính: chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

 

Thông thường, chất béo nguồn gốc thực vật tốt hơn chất béo có nguồn gốc động vật vì không chứa thành phần cholesterol gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc nếu dùng quá nhiều chất béo thực vật cũng sẽ làm tăng hàm lượng chất béo, dẫn tới béo phì, thừa cân, tích tụ mỡ ở phủ tạng...

 

Lượng chất béo vừa phải là 20-25% năng lượng trong khẩu phần ăn. Nhưng nhưng với người cao tuổi thì khẩu phần chất béo là 15-20%; với người có nguy cơ bệnh tim mạch thì không được ăn quá 10% chất béo trong khẩu phần.

 

Những người làm việc trí óc hoặc cần nhiều thể lực sẽ mất nhiều kalo, vì vậy khi chế biến thức ăn cần kết hợp với việc dùng chất béo động vật vì loại chất béo này giúp sản sinh năng lượng nhanh và nhiều hơn so với chất béo thực vật.

 

5. Ngồi bàn khi ăn tốt cho tiêu hóa

 

Việc ngồi ngay ngắn trên ghế khi dùng bữa sẽ giúp thả lỏng các cơ, đặc biệt là vùng bụng và các cơ quan tiêu hóa, từ đó giúp bạn ăn ngon miệng hơn và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày.

 

Ngược lại, việc ngồi gập hoặc khoanh chân khi ăn sẽ tạo nên sức ép cho vùng bụng dưới và các cơ quan tiêu hóa bên trong. Hậu quả của việc khoanh chân và ngồi gập khi ăn là căn bệnh đau và viêm loét dạ dày thường gặp.

 

6. Tránh nói chuyện hoặc xem tivi trong bữa ăn

 

Những hình ảnh, âm thanh phát ra từ chiếc tivi hoặc chủ đề từ những câu chuyện phiếm của các thành viên trong gia đình vào bữa ăn có thể làm bạn “đánh mất” sự tập trung “chuyên môn” của mình.

 

Não bộ còn “mải” xử lý những tín hiệu đó nên không thể cho bạn cảm giác ngon miệng cũng như điều khiển sự co bóp và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Vì vậy, nói chuyện phiếm hoặc xem tivi khi dùng bữa có thể làm bạn mắc phải các chứng bệnh như: đầy bụng, khó tiêu, béo phì…

 

 

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác

CT Scan, chụp mạch máu gan, MRI, siêu âm Doppler: chẩn đoán gần như chính xác, giúp phát hiện các tổn thương, đánh giá xâm lấn mạch máu, và di căn ngoài gan
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mắc 3 bệnh ung thư vẫn quyết sinh con

Mang thai đến tháng thứ 6, Triệu Lan được phát hiện mắc ung thư buồng trứng, ung thư gan và ung thư thực quản. Biết bệnh mình vô phương cứu chữa, cô đã quyết không dùng thuốc chữa bệnh để bảo vệ đứa con trong bụng.

Xuất hiện dịch sốt ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)

Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, dịch sốt cảm cúm bắt đầu xuất hiện tại bản Huồi Thum, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn vào giữa tháng 1-2010 làm hơn 70 người mắc. Ðã có hai trẻ em bị chết.

Làm gì với chứng táo bón mãn tính?

Tôi muốn nhận được một lời khuyên thực sự hữu ích cho chứng táo bón mãn tính của mình. Những lời khuyên thông thường chẳng giúp gì được tôi. Nó khiến tôi cảm thấy tồi tệ mỗi ngày. Tôi đã tập thể dục mà không hiệu quả. Xin hãy giúp tôi!

Hải Phòng: Các học sinh nhiễm cúm A/H1N1 sắp xuất viện

Ngày 22-1, Bệnh viện Đa khoa huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng cho biết 10 học sinh lớp 4A1, Trường Tiểu học Phả Lễ nhập viện ngày 18-1 vì nghi nhiễm cúm A/H1N1 đã hết sốt và sắp xuất viện.

Đà Bắc: Thu BHXH, BHYT đạt 101,3% kế hoạch

(HBĐT) - Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc đang trực tiếp quản lý 110 đầu mối cơ quan, đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHYT, BHXH với 5.137 lao động người.

Thực phẩm chứa độc tố: Thông tin và hệ lụy xã hội

Thực phẩm không an toàn, gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe… Đó là điều hoàn toàn nhận thấy đối với rất nhiều chủng loại. Nhưng kể từ khi hai chữ cực kỳ nhạy cảm "ung thư" được gắn với các loại thực phẩm vốn quá thông dụng trên thị trường (nước tương, sữa, ớt bột, hạt điều, hạt dưa…) thì hệ lụy của nó không dừng lại ở các sản phẩm được nói tới mà gây ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và đời sống kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục