Cát cánh.

Cát cánh.

Theo Y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù phì nhân, nhục nhân; bệnh đã được nêu ra từ rất sớm trong các tác phẩm Tố vấn - Thông bình hư thực luận, Linh khu - Chương vệ khí thất dưỡng đều cho rằng béo phì đa phần là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên; nguyên nhân thường có liên quan đến bẩm tố tiên thiên, do ăn nhiều cao lương mỹ vị, đồ ăn béo ngọt, nằm nhiều, ngồi nhiều, ít vận động.

Ngoài ra, bệnh còn do ngoại cảm thấp tà nhập lý thâm nhập vào tạng phủ và do nội thương thất tình ảnh hưởng đến công năng các tạng phủ: tỳ, thận, can, đởm. Đặc biệt là công năng thăng thanh giáng trọc của tỳ bị ảnh hưởng, chất thanh không được thăng, trọc chất không giáng hết nên không thể hóa sinh tinh huyết một cách chính thường để phân bố các chất tinh vi sung dưỡng cho toàn thân mà biến thành đàm thấp tích tụ lại ở cơ nhục bì phu mà gây béo phì; thận khí không đủ, không thể hóa khí hành thủy, trợ tỳ kiện vận, thông điều thủy đạo mà thấp trọc nội kết tràn ra bì phu gây béo phì.

Các phương pháp điều trị

Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm gồm phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ, ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

       Tỳ thận dương hư, can đởm thất điều, không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, mạch đạo không lợi, do đó bệnh thường kết hợp với khí trệ hoặc huyết ứ. Vì vậy, béo phì trên lâm sàng đa phần là do bản hư tiêu thực; bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm gồm bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù, chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm gồm xích linh 10g, mạch môn đông 12g,  trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g,  mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm gồm phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g,  mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm gồm sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Bài thuốc: Dị công tán gia giảm gồm đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g  , trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm gồm sơn tra 20g, thần khúc 12g,  mạch nha 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao, lâm sàng biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm gồm phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g, trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện trên lâm sàng: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm gồm tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, béo phì thường phát sinh với tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành... do đó càng làm nhanh quá trình lão hóa và tử vong. Một số các vị thuốc đã được nghiên cứu có hiệu quả tốt trong hạ mỡ máu như: sơn tra, hà thủ ô, trạch tả, quyết minh tử, đại hoàng, linh chi, hổ trượng, tam thất, bồ hoàng, hồng hoa, đan sâm, nữ trinh tử, sung úy tử, địa long, hà diệp, ngọc trúc, tang ký sinh, mạch nha, cát căn, uất kim, nhân trần.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh viện Nội tiết tỉnh tổ chức khám và tư vấn miễn phí cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chứng tiểu đêm và cách khắc phục

Đi tiểu là một nhu cầu hoàn toàn bình thường và thuộc chức năng sinh lý của con người. Ở người bình thường, ban ngày có thể đi tiểu vài ba lần và ban đêm gần như không đi tiểu mà ngủ một mạch từ tối cho tới sáng mới đi tiểu. Ở người cao tuổi (NCT), nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể và sự thay đổi chức năng sinh lý ở NCT cũng tùy thuộc vào từng người khác nhau. Trong các loại chức năng sinh lý thay đổi đó thì chứng tiểu đêm ở NCT rất hay gặp.

Giúp trẻ tránh dị ứng khi thời tiết bất thường

Trong các loại dị ứng ở trẻ thì dị ứng đường hô hấp thường gặp nhất. Ở tình trạng này, trẻ mất khả năng cảm nhận mùi tạm thời, nhức đầu và mệt mỏi, mắt thâm quầng hoặc chảy nước mũi và thường đi kèm với bệnh viêm mũi dị ứng

Phòng ngừa cận thị ở trẻ em

Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh này ở trẻ nhỏ và cách thức phòng tránh.

“Hội chứng trẻ xanh” vì ăn rau nhiễm độc

“Các loại rau mỡ màng, xanh mướt quá mức bình thường rất có nguy cơ chứa hàm lượng NO3 cao hơn mức cho phép. Việc ăn phải các loại rau có hàm lượng chất này cao trẻ sẽ mắc “hội chứng trẻ xanh” và NO3 cũng là tác nhân gây ung thư”.

Những chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành ATVSTP

(HBĐT) - Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán đến gần, nhu cầu mua sắm, tích trữ hàng hoá của người dân lại tăng cao đột biến. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vốn đã được người tiêu dùng quan tâm nay lại càng trở nên cấp bách.

Cận Tết, cúm gia cầm và tiêu chảy cấp cùng trở lại

- Tết Nguyên đán Canh Dần đã cận kề nhưng cả cúm gia cầm H5N1 và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đang cùng trở lại, làm dấy lên nguy cơ dịch có thể bùng phát mạnh vào đúng dịp Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục