Thiếu nhân lực dược lâm sàng: Ở các nước tiên tiến, trong bệnh viện, dược sĩ lâm sàng (DSLS) được biên chế thường trực tại các khoa lâm sàng, cùng làm việc với bác sĩ, có mặt ngay lúc kê đơn thuốc, góp ý với bác sĩ lựa chọn thuốc, sau khi có y lệnh, DSLS phải có mặt lúc điều dưỡng viên cho người bệnh dùng thuốc, trao đổi với người bệnh về các thuốc mà họ dùng, phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc (gọi là qui trình chăm sóc Dược lâm sàng).

Ta chưa thể làm ngay theo qui trình này (vì còn thiếu các qui định pháp lý, chưa có đội ngũ DSLS và các điều kiện cần thiết). Ta cũng chưa có qui định đầy đủ về tổ chức, biên chế, tiêu chuẩn nhân viên (thí dụ số lượng DSLS phải có ứng với qui mô bệnh viện). Do đó khó so sánh. Nhưng  hình dung các công việc dược lâm sàng (như nói trên)  thì có thể hiểu hiện nay ta rất thiếu nhân lực. Một thí dụ dược sĩ  Nguyễn Thị Chuẩn, Trưởng Khoa dược Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay: "Bệnh viện có qui mô 1700 giường, cần khoảng 30 DSLS, tuy nhiên mới chỉ  bố trí được 2 dược sĩ đại học (DSĐH) làm việc này, cho nên  chỉ có khả năng  kiểm tra một số hồ sơ bệnh án có tính nổi trội  như  chỉ định dùng kháng sinh dài ngày, chỉ định dùng quá  nhiều thuốc đắt tiền".

 Phát thuốc cho bệnh nhân tại BV Lao và Bệnh phổi TW.Ảnh: Trần Minh

Thiếu sự phối hợp giữa y dược: Lâu nay trong khoa lâm sàng chỉ có bác sĩ quyết định chọn lựa, theo dõi dùng thuốc. Hầu hết bác sĩ đã cố gắng hết sức để thực hiện nhiệm vụ này. Song một số nhỏ bác sĩ chưa thấy hết trách nhiệm mà nhấn mạnh đến  quyền hạn. Từ đó phát sinh nhiều sai sót về dùng thuốc, trong đó có sai sót do hạn chế về chuyên môn, nhưng cũng không ít sai sót xuất phát từ mục đích kinh tế chưa lành mạnh. Lâu nay, khoa dược chỉ lo việc cung ứng thuốc; lo công tác quản lý chuyên môn (cấp sao cho đúng phiếu lĩnh theo kiểu "3 tra - 3 đối", đúng các qui định về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc, qui chế kê đơn...); lo công tác quản lý tài chính (đừng để thuốc bị mất, bị hỏng, cân đối sổ sách); thực hiện đúng chủ trương dùng thuốc (tuyên truyền hướng dẫn dùng thuốc hợp lý, tiết kiệm tránh lạm dụng thuốc đắt tiền thuốc ngoại). DSĐH chỉ làm việc tại khoa dược, thực hiện các điều trên bằng các qui định hành chính, thỉnh thoảng mới xuống khoa lâm sàng với tư cách kiểm tra, thỉnh thoảng có chuyện bàn góp với bác sĩ các vấn đề chuyên môn  dùng thuốc tại hội nghị giao ban Dược lâm sàng như nói trên là hoạt động dược tập trung trên người bệnh nhằm đảm bảo dùng thuốc an toàn - hợp lý  Một yêu cầu đặt ra là phải có sự hợp tác và cách hợp tác thích hợp. Bác sĩ, DSLS đều cần nhìn nhận lại chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn và phương pháp công tác cũ có những thay đổi cần thiết. Mặt khác, cơ quan quản lý cần có các văn bản tạo ra khung pháp lý. Ngành y tế có các qui định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng loại nhân viên trong bệnh viện rất chi tiết. Khi trong buồng bệnh có thêm loại nhân viên rất mới là DSLS mà  không có các quy định thật rõ thì khó làm việc.

Chưa quán triệt hết lợi ích dược lâm sàng: Dược lâm sàng đã đề cập đến từ 10 năm nay nhưng không phải lợi ích của nó đã được quán triệt đầy đủ trong lãnh đạo, trong nhân viên các đơn vị. Một vài thí dụ:

- Chú ý vấn đề cung ứng quản lý nhiều hơn vấn đề dùng thuốc: Trong một cuộc kiểm tra tại Bệnh viện H... (năm 2003) chúng tôi thấy: sổ sách ghi chép xuất nhập có sai lệch vài chục viên thuốc thì các trưởng khoa phòng (dược, lâm sàng, kế toán) và nhân viên liên quan bỏ ra hàng buổi tìm tòi. Song chính ở Bệnh viện H. này khi mới nghiên cứu 200 bệnh án đã thấy có 30% trường hợp lạm dụng kháng sinh thì dường như chưa được lưu tâm. Ở một số bệnh viện khác hiện tượng bác sĩ kê đơn không hợp lý vẫn còn. Cá biệt có bác sĩ kê 5 biệt dược cùng hoạt chất trong một đơn thuốc. Về mặt tài chính,  những  lạm dụng thuốc nói trên gây lãng phí  lớn hơn nhiều. Về mặt an toàn - hợp lý: Nghiên cứu trên thế giới cho biết: Nếu dùng 2 loại thuốc chỉ có 5% nguy cơ tương tác; nếu dùng 5 loại thuốc, nguy cơ này là 50%, nếu dùng 8 loại thuốc nguy cơ này lên tới 100%. Tác hại đến chất lượng điều trị, tai biến cho người bệnh... trong các trường hợp lạm dụng nêu trên khó có cách nào tính hết.

- Chưa đặt dược lâm sàng vào các hoạch định: Danh mục thuốc dùng cho bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi  cần phải  đảm bảo được việc điều trị, đồng thời cần phải đảm bảo tiết kiệm quỹ. Cần có sự tham gia của các viện nhi (giáo sư, bác sĩ, DSLS) trước khi ban hành. Thực tế thì mãi cho đến khi thực hiện danh mục, thấy có trở ngại thì viện nhi mới đề nghị BHYT bổ sung và chờ đợi sự bổ sung ấy. Cách làm chưa thuận chiều này sẽ ảnh hưởng đến chuyên môn và cả việc quản lý.

Một số kiến nghị

Nên xây dựng ban hành đầy đủ hệ thống tổ chức chỉ đạo, chức năng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế các bộ môn (trường), khoa (bệnh viện), các nội dung lộ trình thực hiện dược lâm sàng (như cách làm trong các GPs). Không có thì rất khó tính toán, khó tạo ra nguồn lực (nhân lực, kinh phí).

Nên nghiên cứu việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, tiêu chuẩn hóa trang thiết bị. Chẳng hạn như DSLS phải có kiến thức kỹ năng như thế nào? Bộ môn hay khoa Dược lâm sàng cần thiết bị gì (chẳng hạn một thiết bị định lượng thuốc trong máu có thể cần phải sắm nhưng chỉ nên sắm cho bệnh viện thuộc qui mô nào, đặt ở khoa nào?). Không có thì sẽ khó thực hiện được hay thực hiện sai gây lãng phí.

Dược lâm sàng là việc mới, điều kiện của ta không như  các nước khác, nên cần có việc hướng dẫn phổ biến, truyền thông đến các đối tượng, trước hết là các đối tượng liên quan trực tiếp; đồng thời phải đề ra lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế để các đơn vị có hướng phấn đấu.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục