Thường 3 ngày tết mọi người được nghỉ ngơi nên lượng tiêu thụ thực phẩm cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa được ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn an toàn là điều cần chú ý.

  • Xem xét nguồn gốc rõ ràng

Những ngày này, thị trường thực phẩm trở nên nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều hộ gia đình bắt đầu mua sắm đồ ăn, thức uống hoặc chí ít cũng mua quà biếu. Vậy làm cách nào để lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn.

BS Trần Văn Ký, chuyên gia về thực phẩm của Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, khuyến cáo cần phải “tỉnh táo” khi mua thực phẩm ngày tết. Một số loại thực phẩm phục vụ ngày tết cần lưu ý nhất là mứt, hạt dưa, hạt hướng dương, thực phẩm chế biến như giò chả, nem…

Cần chọn mua các loại mứt, bánh kẹo có nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Tg.LÂM

Về mứt, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, đây là loại hình sản xuất mùa vụ nên thời điểm tết rất phổ biến, thống kê chưa đầy đủ cho thấy có tới cả ngàn cơ sở sản xuất mứt các loại. Qua kiểm tra, mứt được làm từ nhiều nguyên liệu thực phẩm như cơm dừa, bí đao, cà rốt và nhiều loại củ quả khác. Do kỹ thuật chế biến phải ngâm tẩm nên rất dễ mất vệ sinh.

Qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế cho thấy vẫn còn nhiều hộ, cơ sở sản xuất mứt mất vệ sinh, điều kiện sản xuất dơ bẩn, ngâm tẩm các loại hóa chất không nguồn gốc. Ngoài ra, lực lượng thanh tra cũng phát hiện nhiều cơ sở sản xuất mứt đang ngâm tẩm nguyên liệu đã thối rữa. Ngay cả hạt dưa lấy mẫu tại một số cửa hàng và kiểm nghiệm cho thấy có chất gây ung thư.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, thanh tra viên thực phẩm Sở Y tế TPHCM, cho biết ngoài nguồn mứt sản xuất trong nước, nhiều loại mứt, hạt dưa, hạt hướng dương… có xuất xứ từ Trung Quốc cũng bày bán nhiều tại các chợ Bình Tây (quận 6), Kim Biên (quận 5), An Đông (quận 5) và cả chợ Bến Thành (quận 1) nhưng nhãn mác không thể hiện nguồn gốc rõ ràng…

Để lựa chọn thực phẩm được chất lượng, an toàn, BS Trần Văn Ký lưu ý người dân không nên mua các loại thực phẩm dạng cân ký không rõ nguồn gốc; không mua thực phẩm trôi nổi, mà mua ở những địa chỉ rõ ràng như chợ, siêu thị, bao bì có nhãn mác, có tên tuổi có thời hạn sử dụng. Đối với mứt thì tránh mua các loại có màu sắc lòe loẹt, xem hạn sử dụng có còn dài ngày hay không, xem cách đóng gói bằng tay hay công nghiệp, vì đóng gói công nghiệp đỡ nhiễm bẩn hơn.

BS Ký cũng khuyên tránh mua các loại mứt ngâm tẩm do có độ ẩm cao, dùng nhiều hóa chất để tẩm ướp… Về các loại hạt như hạt dưa, bí, hướng dương, BS Trần Văn Ký cũng lưu ý chọn các loại có tên tuổi, địa chỉ, nhãn mác, có công bố tiêu chuẩn chất lượng, nếu có ghi chất Rhodamine B (chất gây ung thư) thì không mua.

Ngày tết cũng không nên cho trẻ em ăn các loại hạt vì nguy cơ bị hóc rất cao, dễ gây sặc, viêm họng. Người lớn cũng nên sử dụng các loại hạt bóc bằng tay, không dùng loại hạt bóc bằng răng để tránh nhiễm các loại hóa chất được ngâm tẩm thấm qua lưỡi, môi.

  • Ngon và đủ chất dinh dưỡng

Theo Thanh tra Sở Y tế TPHCM, thực phẩm chế biến được sản xuất và tiêu thụ dồi dào nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Các loại giò chả, nem chua, lạp xưởng, xúc xích… bày bán trên thị trường khá lớn. Bên cạnh các loại có nguồn gốc, có nhiều loại trôi nổi, đã nhiễm khuẩn, có vi sinh và hóa chất độc hại.

Về vấn đề này, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng thực phẩm chế biến ngoài nguồn nguyên liệu khó kiểm soát về chất lượng, trong quá trình chế biến cũng thường dùng nhiều phụ gia hóa chất, kể cả hóa chất bảo quản như hàn the, formol…

Theo quy định, thực phẩm chế biến từ thịt, cá phải bảo quản lạnh từ 50°C-100°C nhưng thực tế rất nhiều nơi không bảo quản đúng khiến thực phẩm dễ thối rữa, nhiễm khuẩn. BS Diệp đề nghị người dân hạn chế dùng thực phẩm chế biến trong những ngày tết, nên mua những loại có địa chỉ, tiêu chuẩn chất lượng công bố rõ ràng. Tốt nhất là nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống bằng cách mua về bảo quản trong tủ lạnh gia đình. Để được ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe, BS Diệp cho rằng không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu mỡ, đường và nhớ bổ sung rau quả trong những ngày tết.

Bên cạnh đó, các loại đồ uống cũng rất thịnh hành trong mấy ngày tết. Rượu, bia được tiêu thụ nhiều để chúc tụng đầu xuân. Theo Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, hiện nay các loại rượu, bia giả rất nhiều, người dân cảnh giác khi mua các loại rượu không có nguồn gốc, nhãn mác.

Tuy nhiên, để vui vẻ mà an toàn, BS Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám BV Nhân dân 115 TPHCM, yêu cầu uống vừa phải. Nếu bữa tiệc cần phải uống nhiều rượu, BS Biên khuyên trước khi uống nên ăn lòng trắng trứng gà để hấp thu bớt lượng cồn trong máu, hoặc ăn đậu xanh, uống chút giấm, nước chanh đường. Trong khi uống rượu, có thể ăn thêm củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt và không nên uống rượu suông…

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục