Các món ăn ngày Tết thường phải hâm đi hâm lại hoặc lưu giữ lâu ngày hoặc được chế biến sẵn nên rất cần phải lưu ý để tránh chất độc hại đi vào cơ thể
Vào những ngày Tết, chúng ta thường gặp các món ăn như tôm khô, củ kiệu, dưa món, thịt muối, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu... Tất nhiên đó là các món ăn ngon, là thực phẩm thiết yếu mang đậm hương vị ngày Xuân. Tuy nhiên, những món ăn này thường phải hâm đi hâm lại hoặc lưu giữ lâu ngày, được chế biến sẵn nên rất cần phải lưu ý để tránh không tạo đường cho các chất độc hại vô tình đi vào cơ thể.
Bánh chưng, bánh tét không nên để lâu
Bánh chưng, bánh tét thường được trưng bày trên bàn thờ cùng với mâm ngũ quả vừa để trang trí vừa tạo không khí Tết. Chính vì thói quen đó mà bánh chưng, bánh tét ít được ăn sớm. Cũng có nhiều trường hợp phải để lâu là vì có người thân sau Tết đi xa, con cái quay lại trường học... nên phải để dành làm quà. Rất nhiều trường hợp sau đó, khi bóc bánh để ăn thì bánh đã mốc. Thấy bánh chỉ mốc lớp bên ngoài hoặc mốc một góc thôi mà vứt cả cái bánh thì tiếc nên nhiều người cắt bỏ lớp ngoài bị mốc hoặc phần bị mốc, phần còn lại được đem chiên. Ăn như vậy thật tai hại, bởi độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào cả bánh và đặc biệt nó không bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi chiên nên sẽ đi vào tận gan, dạ dày và là mầm mống gây ung thư tại đó.
Tôm khô: Luộc, phơi nắng mới ăn
Món ngon thứ hai luôn có trong thực đơn ngày Tết của các bà nội trợ là tôm khô, củ kiệu, dưa món. Trước hết, cần biết rằng trong tôm khô có chứa chất sinh ung thư là dimethylnitrosamine. Để loại bỏ bớt chất này, cần phải luộc qua nước sôi, sau đó vớt tôm ra phơi nắng khoảng 6 giờ rồi mới được ăn.
Đối với củ kiệu, dưa món có hai điều cần nhớ: Thứ nhất, nên tự muối vì mua ở ngoài chợ, nhất là của các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hầu hết đều cho thêm hóa chất tẩy trắng và chất bảo quản nên có khả năng gây ung thư; thứ hai, không được ăn khi thấy những thứ này đã nổi váng mốc trên bề mặt vì rất có thể chúng đã bị nhiễm phải nấm aspergilus flavor tiết ra độc tố aflatoxin, sẽ gây ung thư đường tiêu hóa.
Ăn cam, chanh trước lúc ăn thịt muối
Món tiếp theo cần biết là thịt muối, lạp xưởng. Những món này luôn được bảo quản bằng muối nitrat, nitric (diêm tiêu). Muối nitrat, nitric cùng những sản phẩm phân hủy của nó có khả năng kết hợp với một số chất trong cơ thể tạo ra nitrosamin là chất có thể gây ung thư thực quản, bao tử hay ung thư gan.
Để ngăn quá trình tạo chất sinh ung thư, cần tạo phản ứng trung hòa hai loại muối này bằng cách dùng axít ascorbic (vitamin C). Do đó, trước và sau khi ăn thịt muối, lạp xưởng cần bổ sung thực phẩm nhiều sinh tố C như cam, chanh, xơ ri sẽ tránh tạo ra độc chất.
Thịt kho tàu không nên hâm đi hâm lại
Món thịt kho tàu được mọi người quan niệm để lâu không sao nên cứ từ từ mỗi ngày ăn một chút, có khi nồi thịt kho tàu để đến mười mấy ngày. Điều này rất nguy hiểm vì nấm mốc gây độc rất thích môi trường giàu chất béo như thịt kho tàu và sẽ nằm trong đó chực chờ gây bệnh. Nếu kho thịt bằng nước dừa thì càng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển nhanh hơn. Vì những lý do đó nên thịt kho tàu cũng cần ăn hết càng sớm càng tốt và phải bảo quản thật tốt. Đặc biệt là không “tự cấy” vi khuẩn vào nồi thịt kho tàu do việc sử dụng muỗng dơ hoặc để thịt kho tàu ngoài môi trường ẩm thấp.
Thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư
|
Theo NLĐ
Ông Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Giám định y tế Bảo hiểm Xã hội VN, cho biết như vậy về hướng thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế trong thời gian tới. Theo ông Thảo, trong quý I/2010 sẽ hoàn thành việc đổi thẻ bảo hiểm y tế
Năm nào cũng vậy, sau Tết, số chị em đến khám các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như á sừng, viêm da... đều tăng mạnh.
Hạt dưa, bí, hướng dương, điều, dẻ... là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Tuy nhiên, nếu khi ăn mà uống bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều sẽ rất dễ gây mất tiếng, khàn giọng
Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt... và nội nhân (do thất tình) gây ra. Dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Mong ước sâu xa của con người vẫn là sống lâu, sống khỏe, sống có ích, nhưng có một hiện tượng cực kỳ bất bình thường vẫn hiện hữu, đó là tuyệt đại đa số người ta chết vì bệnh, rất ít người chết vì già. Vậy làm sao để có được bí quyết sống lâu, sống khỏe?
Mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm, cơ thể con người, nhất là người già và trẻ nhỏ kém thích nghi với nhiệt độ thay đổi, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.