Thuốc kháng sinh là các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng chống vi khuẩn; được dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo...).

Mê trận đồ về tên và dạng thuốc kháng sinh

Đến nay (năm 2010) thuốc kháng sinh có 17 nhóm với gần 500 tên thuốc (trong đó có 4 nhóm chuyên biệt là: chống nấm, chống lao, chống  phong, trị ung thư; còn lại 13 nhóm là thuốc trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường). Mỗi nhóm lại có các phân nhóm hoặc các thế hệ khác nhau. Ví dụ: nhóm penicillin có 7 phân nhóm, mỗi phân nhóm lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau, mỗi tên thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau. Hay nhóm cephalosporin có 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ có nhiều tên thuốc gốc khác nhau (khoảng 40 tên) và nhiều tên biệt dược khác nhau.  Ngoài ra còn nhiều biệt dược phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh với nhau hoặc kháng sinh với thuốc chống viêm mạnh (các loại corticoid) để tăng tác dụng.                      

Dạng thuốc gồm có: thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ. Trong đó nhiều dạng thuốc nhất là thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ.

Thuốc uống có: các loại thuốc viên (viên nén thường, viên nén bao phim, viên nhộng). Các loại thuốc nước (bột đóng lọ để pha dung dịch, bột gói để uống, hỗn dịch, sirô)...

Thuốc dùng tại chỗ có: dung dịch, mỡ, kem, gel, trứng. Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai. Thuốc phun sương xịt mũi. Thuốc bôi da. Thuốc đặt  âm đạo...

 Sốc phản vệ khi tiêm thuốc kháng sinh test hay không test 1.

Các đối tượng phải đặc biệt lưu ý khi dùng kháng sinh

Phụ nữ có thai (đặc biệt là 90 ngày đầu tiên), phụ nữ cho con bú, trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi, người có bệnh gan thận, người có cơ địa dị ứng, người cao tuổi.

An toàn, hiệu quả cho người dùng kháng sinh

- Với người bệnh:  Khi cần chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh phải được bác sĩ khám bệnh, kê đơn (không tự ý dùng thuốc hoặc nghe người khác mách).          

Trước khi dùng thuốc phải xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc, kiêng kỵ; sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, kiêng kỵ, tác dụng phụ... để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc.

- Với bác sĩ: Phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân (có thai, tiền sử dị ứng thuốc, các thuốc đang sử dụng...)  xác định đúng tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc thích hợp, tránh điều trị kiểu bao vây. Tốt nhất là làm kháng sinh đồ.

Nên uống thuốc kháng sinh  khi nào?

- Những loại kháng sinh uống xa bữa ăn: Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin... khoảng 30 tên).  Nhóm cephalosporin: các thuốc trong nhóm này đều có chữ "cef" đứng đầu tên thuốc gốc, đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưa dùng nhất hiện nay, có khoảng 40 tên thuốc gốc, mỗi thuốc gốc lại có nhiều tên biệt dược. Ví dụ: cefuroxime có các biệt dược như zinnat, zencef, zinmax, zinacef, xorim, tarxim... Nhóm macrolid: tên thuốc gốc thường có nhóm chữ "mycin" đứng cuối, thường dùng nhất là clarythromycin, azithromycin, erythromycin. Các biệt dược của erythromycin thường có nhóm chữ "ery" đứng đầu, như: ery, erywin, erycin, eryfar... Nhóm thuốc chống lao cũng nên uống xa bữa ăn.

- Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn,  hoặc kích thích đường tiêu hoá.  Gồm có: nhóm quinolon  (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin...). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol...). Nhóm  cyclin (tetracyclin, doxycyclin...).

- Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào, đều có thể uống bất kể lúc nào no hay đói (tốt nhất là uống lúc đói với 1 cốc nước sôi để nguội).

Tương tác giữa kháng sinh với các thuốc khác

Tùy loại kháng sinh cụ thể, nếu có tương kỵ độc hại hoặc giảm tác dụng thì không được dùng cùng lúc (hoặc không được dùng trong suốt thời kỳ dùng loại kháng sinh đó) ví dụ erythromycin có tới hơn 30 loại thuốc cấm dùng cùng lúc.

Ăn, uống các loại rau quả có vị chua chứa nhiều axít hữu cơ; nên dùng trước 60 phút hoặc sau 120 phút khi uống kháng sinh.

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục