Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
1. Ăn trước khi ngủ Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
2. Ăn không đúng bữa
Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau
Chúng ta thường có thói quen viện tới thuốc giảm đau ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp… mà không hề biết rằng thuốc giảm đau gây tác hại không nhỏ cho dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Do vậy, nếu cơn đau không thực sự nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sĩ.
4. Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày
Theo CAND
Hãy hình dung, đang trên đường đi làm, bạn trượt chân và ngã. Nhưng thay vì nổi nốt thâm tím, cơ thể bạn phản ứng bằng cách biến tất cả khối cơ, gân và dây chằng bị đau đó thành xương - mãi mãi lấy đi khả năng cử động của phần cơ thể ấy.
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây, những người béo phì sống ở vùng núi cao so với mực nước biển một thời gian đã giảm cân mà không cần theo một chế độ ăn kiêng. Sau đó, họ giữ được trọng lượng đó trong vòng ít nhất bốn tuần sau khi trở lại độ cao bình thường.
Chiều tất niên, trưởng tua trực gọi tất cả vào liên hoan. Đúng lúc đó có một chiếc xe ôm ập tới phòng cấp cứu. Một thanh niên, quần áo lấm lem dầu mỡ, bàn tay ròng ròng máu mặc dù đã được buộc bằng vải....
Kỳ nghỉ kéo dài nên tiệc tân niên chiêu đãi bạn bè dường như mới chỉ bắt đầu. Vậy nên tình trạng quá chén trong những ngày này không phải là hiếm. Dưới đây là một số món ăn thông dụng giúp hạn chế phần nào tình trạng này.
Mũi và họng là cửa ngõ của đường thở, y học coi là đường hô hấp trên, nó lại liên quan chặt chẽ đến sự ăn uống và nói năng của ta do cấu tạo phức tạp của thanh quản.
Ngày 17-2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, giai đoạn 2 của Dự án dự trữ lưu thông, bình ổn giá thuốc đã được khởi động.