Việc sơ cứu, vận chuyển không đúng cách sẽ làm cho thương tích của người bị nạn vô tình từ nhẹ trở nên nặng, từ ít nguy hiểm trở nên nguy hiểm hơn, thậm chí nguy kịch đến tính mạng

Thông thường, khi  có tai nạn xảy ra, người bị nạn thường được những người xung quanh hiện trường giúp đỡ sơ cứu và sau đó mới gọi cho cấp cứu 115 hoặc chuyển đến các cơ sở y tế bằng các phương tiện khác nhau như xe máy, taxi... Rất nhiều trường hợp nhờ sự giúp đỡ tích cực đó mà người bị nạn được cứu chữa kịp thời, tránh di chứng về sau.

Tuy nhiên, đôi khi cũng do việc sơ cứu, vận chuyển không đúng cách mà thương tích của người bị nạn vô tình từ nhẹ trở nên nặng, từ ít nguy hiểm trở nên nguy hiểm hơn, thậm chí  còn nguy kịch đến tính mạng.


Khảo sát qua nhiều vụ tai nạn xảy ra cho thấy những sai lầm thường gặp nhất khi sơ cứu nạn nhân thường là:


- Lôi kéo nạn nhân quá mạnh bạo: Việc này có thể làm cho các thương tích như gãy xương, trật khớp, bong gân... trở nên trầm trọng, đặc biệt là đối với các cơ quan vận động. Khi bị lôi kéo mạnh, các đầu xương gãy có thể cứa đứt dây thần kinh hay mạch máu.

Đầu  xương gãy cũng có thể chọc thủng ra ngoài da khiến gãy xương kín thành gãy xương hở, làm cho việc chữa trị sẽ càng khó khăn hơn. Đối với trường hợp tai nạn gây gãy hay trật cột sống, sự lôi kéo mạnh có thể làm các đốt sống bị xê dịch và đè vào tủy sống, gây liệt tứ chi hoặc liệt hai chân.


- Thắt băng garo không đúng cách: Thường khi thấy tay hay chân nạn nhân bị dập nát, những người tham gia sơ cứu thường thắt băng garo (dây cầm máu) bằng cách buộc chặt ở gốc chi (thường buộc thắt ở gần háng nếu thương tích ở chi dưới và gần nách nếu ở chi trên).

Tuy nhiên, nếu dây buộc không đủ áp lực, máu từ động mạch vẫn bơm xuống vết thương trong khi máu không trở về do tĩnh mạch bị buộc chặt, hậu quả là vết thương sẽ bị chảy máu nhiều hơn.


- Nóng vội khiêng nạn nhân ra khỏi hiện trường: Hành động này cũng như việc khiêng vác nạn nhân lên phương tiện vận chuyển không đúng cách có thể kéo theo các biến chứng đáng tiếc khác.

Đối với nạn nhân bị gãy xương, nếu không được băng bất động thì khi vận chuyển các đoạn xương gãy sẽ dễ va chạm vào nhau gây đau nhiều hơn nên rất dễ gây choáng sốc, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.



Những người đi đường đang sơ cứu một nạn nhân bị tai nạn giao thông. Ảnh: T. Tiến


Do vậy, khi cần sơ cứu cho người bị tai nạn chúng ta nên lưu ý đến sáu vấn đề quan trọng sau đây:


- Hết sức nhẹ nhàng đưa nạn nhân rời hiện trường, đến nơi thoáng mát. Khi đưa nạn nhân rời hiện trường cần huy động nhiều người hợp sức để khiêng, giữ thẳng đầu, cổ và thân mình nạn nhân.


- Đặt nạn nhân nằm ngửa ở vị trí phẳng, tháo gỡ những gì làm cản trở đường hô hấp như áo chật, dị vật trong miệng.


- Nếu nạn nhân chảy máu trong miệng hoặc ói thì đặt nghiêng đầu sang một bên.


- Băng ép chặt các vết thương đang chảy máu.


- Nếu thấy gãy xương tay, chân thì nhẹ nhàng kéo thẳng ra, sau đó tìm cách băng cố định bằng nẹp cây.


- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình chuyển nạn nhân đi, nếu không có xe cấp cứu chuyên dụng thì tốt nhất là sử dụng ô tô và bố trí cho nạn nhân nằm ở một vị trí thoáng mát. Hạn chế tối đa việc vận chuyển nạn nhân bằng xe gắn máy.


Tóm lại, sơ cứu  là hết sức quan trọng nhưng cần bình tĩnh và tiến hành đúng cách.

Tập huấn cấp cứu chấn thương

Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 12-3 tại Bệnh viện Cấp cứu Trương Vương TPHCM, dành cho các y, bác sĩ khoa cấp cứu các quận, huyện tại TPHCM, khoa cấp cứu ngoại viện và khoa chấn thương chỉnh hình - phỏng của Bệnh viện Cấp cứu Trương Vương.

Có 8 đề tài liên quan đến xử lý cấp cứu do các chuyên gia giỏi về cấp cứu trình bày cùng với chương trình thực hành cấp cứu, như:  gây tê ổ gãy, kỹ thuật băng cố định xương chi, xương chậu...

 

                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục