“Quê tôi tuy nghèo nhưng nhiều người sống thọ, cả xã có gần 1500 hội viên hội người cao tuổi, trong đó có 350 cụ trên 80 tuổi, 135 cụ trên 85 tuổi...”, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Ngọc - huyện Diễn Châu, Nghệ An, tự hào kể.

Là xã nghèo, diện tích chưa đầy một cây số vuông nhưng dân số ở xã Diễn Ngọc lên đến hơn 20 ngàn người, sống chủ yếu dựa vào nghề đi biển, diện tích đất nông nghiệp rất ít. Mặc dù vậy trong những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở đây không ngừng được nâng cao và vùng quê nghèo này cũng là nơi có nhiều người sống thọ bậc nhất ở xứ Nghệ.

Cả xã hiện có gần 1500 cụ là hội viên người cao tuổi, sinh hoạt ở 12 chi hội khác nhau với 12 câu lạc bộ dưỡng sinh, 12 câu lạc bộ văn nghệ.

“Người cao tuổi nhất xã là cụ Thái Thị Bích, năm nay đã 107 tuổi, ngoài ra, trong đại gia đình cụ Bích còn có 17 cụ khác đều trên tuổi 70”, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Ngọc - ông Vũ Sỹ An, 76 tuổi - phấn khởi kể.

Ông Vũ Sỹ An - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Ngọc - đang thăm hỏi cụ Thái Thị Bích (107 tuổi), nhiều tuổi nhất xã. Ảnh: Trường Long.

Cách Diễn Ngọc không xa, người dân xã Diễn Nguyên cũng tự hào với những kì tích sống thọ của các cụ cao niên. Trong dịp lễ Đại yến lão cho gần 1000 cụ cao tuổi năm 2010 vừa qua, ông Ngô Sỹ Hạnh, Chủ tịch xã đưa ra thống kê rằng, cả xã hiện có gần 1000 người trên tuổi 60, 160 cụ trên tuổi 80, gần 40 cụ trên tuổi 90 và 2 cụ đã sống qua 3 thế kỷ.

Ông Đàm Văn Hướng, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Nguyên cho biết, cứ 5 năm một lần chính quyền địa phương đều mở đại lễ yến lão cho các cụ cao niên. Đây là dịp các cụ ông, cụ bà và con cháu, dâu rể trong toàn xã tề tựu về quê hương để chúc thọ ông bà, cha mẹ và người thân. Vào ngày đại lễ, các cụ sẽ được mặc những bộ đồ truyền thống làm bằng gấm lụa màu đỏ, vàng, được con cháu rước đến hội trường bằng lọng vàng, và được hàng trăm quan khách cùng người thân mừng trầu, chúc rượu thọ.

Lễ đại yến lão cho các cụ cao tuổi đã trở thành truyền thống ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ảnh: Cảnh Yên.

Việc tổ chức ngày đại lễ là dịp để các cụ được gặp nhau, thăm hỏi chuyện trò và đã trở thành nét văn hóa truyền thống, người dân quê hương, dù đi đâu, về đâu đều nhớ đến ngày này.

“Nếu như dịp đại lễ 2005, cả xã chỉ có 9 cụ trên tuổi 90 thì đến năm 2010, con số ấy tăng lên 40. Chúng tôi đang sợ rằng trong dịp lễ tiếp theo, hội trường của xã sẽ không có đủ chỗ để các cụ ngồi”, ông Hướng hóm hỉnh tâm sự.

Nói về nguyên nhân sống thọ của các cụ cao niên, ông Đậu Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho rằng, ngoài việc đời sống vật chất tăng lên thì yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng. Hằng năm xã đều tổ chức đại yến lão mừng thọ cho hàng trăm cụ có tuổi chẵn; tất cả các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho người già đều được xã thực hiện đầy đủ, dân chủ và công khai. Chăm sóc, phụng dưỡng người già đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người dân nơi đây…

Còn ông Vũ Sỹ An lại quả quyết rằng sở dĩ người dân quê mình sống thọ là bởi họ ăn rất nhiều cá: “sinh ra ở vùng biển nên thức ăn chủ yếu của họ là cá. Từ đời này qua đời khác, dù già hay trẻ, trong mọi bữa ăn của người dân quê tôi đều có cá”.

Nhiều cụ cao tuổi thì lý giải rằng, thì sở dĩ người dân ở đây sống thọ là bởi ngay từ khi còn trẻ, họ đã được thử thách với sóng gió, bão bùng, con trai thì theo cha ra biển, con gái thì theo mẹ bán cá, đan lưới. Khi lớn lên họ đều trở thành những ngư dân dạn dày kinh nghiệm, phải có sức khỏe phi thường mới trụ được trước biển cả bao la.

 

                                                                                 Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Lạc Thủy chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
Vào những tuần cuối của thai kỳ là thời điểm rất dễ bị mày đay và sẩn ngứa

Triển khai phòng, chống dịch bệnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian qua ngành y tế các cấp đang triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế, giám sát, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm lây qua đường cửa khẩu; tăng cường kiểm tra y tế môi trường tại các nơi tập trung đông người; kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực chợ đầu mối, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống...

Vi phạm an toàn thực phẩm: Xử lý nghiêm, chế tài mạnh

Kết quả khảo sát dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM mới đây cho thấy, an toàn thực phẩm đang là vấn đề người dân bức xúc đứng thứ 3 (sau giá cả và ngập nước). Tại chương trình tọa đàm “Nói và Làm” do Thường trực HĐND TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM thực hiện vào sáng 7-3, một lần nữa, vấn đề này được đưa ra mổ xẻ, truy trách nhiệm…

Nắng nóng, người dân đổ xô đi hứng 'nước thánh'

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh tranh nhau đến khe núi cống Kẹp để hứng nước về uống.

Người cao tuổi phải lượng sức khi luyện tập

Không luyện tập được coi là một yếu tố nguy cơ với động mạch vành. Hơn nữa, luyện tập còn làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và loãng xương. Luyện tập cũng được coi là một phần trong lối sống khỏe mạnh, qua đó tăng khả năng dự trữ (khả năng làm việc nhiều mà ít mệt mỏi), người tập sẽ cảm thấy dễ chịu mỗi khi luyện tập đều đặn. Muốn tránh sự thoái hóa và các bệnh tật trên cần phải vận động. Nhưng vận động thế nào cho phù hợp với tuổi già?

Biến đổi khí hậu, bệnh dị ứng tăng

Hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ do dị ứng có thể tăng cao do những thay đổi bất thường của khí hậu khiến mùa thụ phấn hoa kéo dài hơn thường lệ, một nghiên cứu mới công bố.

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần... có hại cho sức khỏe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục