Cảnh vắng lặng thường thấy ở xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang

Cảnh vắng lặng thường thấy ở xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang

Chiếc xe máy cà tàng đưa chúng tôi theo con đường nhỏ ngoằn nghoèo để vượt núi đến với người dân xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang huyện Vũ Quang- Hà Tĩnh, nơi được biết đến bởi nhiều người mắc bệnh ung thư.

Ba anh em cùng chung số phận.


Nằm lọt thỏm dưới chân núi Đại Long và núi Động Nga với bạt ngàn màu xanh của rừng cây nguyên liệu, cây ăn quả nhưng điều mà tôi cảm nhận đầu tiên đó là giờ đây xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang dường như vắng bóng người hơn trước. Phải nhờ đến ông Lê Trọng Tường- Bí thư Chi bộ xóm 2 Bồng Giang người từng có thâm niên sinh sống và có uy tín nhất làng dẫn đi mới có thể dễ dàng tiếp cận với những người dân đang ngày đêm thổn thức cùng căn bệnh ung thư.


Trong căn nhà nhỏ, bên ấm nước chè xanh ông Nguyễn Đăng Trí 66 tuổi một cựu chiến binh đã từng gắn bó 12 năm trong quân đội và tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho biết: Kể từ năm 1980 sau khi xuất ngũ trở về địa phương thì có lẽ từ tháng 8-2009 đến nay là quãng thời gian mà bản thân và gia đình ông đau buồn nhất. Qua nhiều lần khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ, Bệnh viện đa khoa Cửa Đông thành phố Vinh và mới đây nhất là kết quả chẩn đoán lâm sàng, chụp cắt lớp tại Bệnh viện K Hà Nội các bác sỹ kết luận ông đã bị u gan giai đoạn cuối, với kích thước khối u dài 12cm, rộng 8,5cm và dày 1cm.


Rầu rĩ sống chung với căn bệnh ung thư mà theo ông do phát hiện muộn nên giờ đây vô phương cứu chữa thì đã đành, nhưng ông lo lắng nhất đó là hai người anh trai  cùng chung cha khác mẹ thì cách đây chưa lâu ông Nguyễn Đăng Thận đã chết vì căn bệnh ung thư, người thứ 2 là Nguyễn Đăng Cận hiện nay cũng đang phải ngày đêm vật vả với bệnh ung thư giai đoạn cuối. Vẻ mặt trầm ngâm, hai dòng lệ tuôn trào, ông Trí nghẹn ngào nấc lên: "Rồi đây thế hệ con cháu sẽ ra sao khi mà ba người cùng chung huyết thống đều bị mắc bệnh ung thư?".


Nỗi lo của làng



Ung thư là nỗi ám ảnh của bà con trong xóm


Ông Lê Trọng Tường- Bí thư Chi bộ xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang cho biết: Rời vùng đất xóm Cầu vào lập nghiệp từ những thập niên 70 của thế kỷ trước, đến hôm nay toàn xóm có 125 hộ dân 482 nhân khẩu, đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Lặng lẽ đặt cuốn sổ ghi chép lên bàn, rồi ông Tường chậm rãi giở ra và rà từng con số. Hành động đó không những tôi mà bất cứ ai chứng kiến đều hết sức ái ngại vì đây chính là những mảnh đời, những số phận mà tôi đoán chắc người bí thư Chi bộ tâm huyết như ông không hề muốn cập nhật.


Theo thống kê, trong vòng năm năm trở lại đây toàn thôn có bảy người đã chết vì bệnh ung thư. Độ tuổi người bị bệnh và chết thường giao động  từ 45- 60 tuổi, trong đó người trẻ nhất mới có hai tuổi đầu. Ngoài ra còn năm người đang mắc bệnh, trong đó có hai người đã đến giai đoạn cuối.


Trong câu chuyện với ông Tường, chúng tôi được biết từ trước đến nay tại xóm 2 Bồng Giang không hề có vết tích của kho chứa xăng dầu, thuốc sâu, nước sinh hoạt của bà con chủ yếu là nước giếng. Chính vì vậy, dù số người bị bệnh, trường hợp tử vong ngày một nhiều hơn nhưng về phía cấp uỷ, chi bộ thôn xóm cũng chỉ biết tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân chủ động giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt cá nhân, vệ sinh môi trường, thu gom xử lý triệt để bao bì đựng thuốc trừ sâu vứt trên đồng ruộng và  thành lập đoàn đi thăm hỏi, động viên những gia đình có người thân bị bệnh.


Điều mà Ông Thông và nhân dân xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang mong muốn đó là một ngày gần nhất các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn về tận thôn xóm, hộ gia đình để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ung thư và có các biện pháp phòng bệnh từ xa nhưng hiệu quả nhất. Bởi, như nhiều nơi khác, người dân chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã quá nặng.


Đừng vào cuộc rồi… bỏ mặc


Từ nhiều năm nay, câu chuyện về căn bệnh ung thư ở xóm 2 Bồng Giang xã Đức Giang luôn trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng đặc biệt đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu huyện miền núi Vũ Quang.


Mặc dù vậy, theo ông Phan Hân- Phó Chủ tịch UBND xã Đức Giang thì cách đây chưa lâu Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh và một số cơ quan chức năng cũng đã có lần về tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ung thư và lấy mẫu nước đưa đi kiểm định xem có bị nhiễm chất Asen(nguyên nhân gây bệnh ung thư) hay không. Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thấy hồi âm.


Ông Hân khẳng định: Bệnh ung thư đã phần nào làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của bà con. Giá như qua lần kiểm định đó, dù nguồn nước có bị nhiễm chất Asen hay không, nguyên nhân gây bệnh ung thư từ đâu thì cấp trên cũng cần có kết luận cụ thể để chính quyền xã thông báo sâu rộng cho bà con, tránh tình trạng người dân luôn phải sống trong tâm trạng hoang mang, nghi hoặc.


Về phía chính quyền địa phương, trong những năm gần đây thấy tình trạng bệnh tật của bà con ngày một nhiều hơn nhưng cũng chỉ biết thăm hỏi, động viên nhân dân đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chủ động vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thường xuyên theo dõi diễn biến sức khoẻ, khám chữa bệnh kịp thời nhằm ổn định sản xuất, đời sống cũng như sinh hoạt, học tập của con em.


Về lâu dài nếu không có sự vào cuộc quyết liệt, đầy tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan thì nổi lo và những hiểm hoạ khó lường từ căn bệnh ung thư mang đến chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó…
 
 
                                                                                 Theo  ND

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục