Khám răng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về răng.

Khám răng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về răng.

Ngày 5.4 tại Hà Nội, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội công bố Điều tra sức khỏe răng miệng của trẻ em từ 4 - 8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam là Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nội, Bình Thuận và Tiền Giang.

 

Điều tra được thực hiện trên 7.775 học sinh mẫu giáo và tiểu học cùng với cha, mẹ những học sinh này.

Kết quả điều tra cho thấy, có đến 81,6% trẻ em từ 4 - tuổi đang bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, 25,3% trẻ bị mất răng sữa và 90,4% trẻ có cặn bám trên răng. Đây là những con số đáng báo động bởi vì độ tuổi 4 - 8 là giai đoạn quan trọng trẻ cần được chăm sóc răng miệng đặc biệt, do răng của trẻ chủ yếu là răng sữa và đang trong giai đoạn thay răng mọc răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là do trẻ không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.
 
Các chuyên gia của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt khuyến cáo: Nếu các gia đình không thay đổi thói quen, nhận thức trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ thì tương lai, sức khỏe nói chung và sức khoẻ răng miệng của trẻ nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng cho biết: Đây là con số đáng báo động về tình hình sức khỏe răng miệng cũng như cách thức chăm sóc răng cho trẻ.

Khi trẻ bị sâu răng, mỗi hốc sâu là một ổ vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra mùi hôi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa, hô hấp và máu gây ra các bệnh viêm hô hấp, khớp và tim mạch.

Báo cáo còn cho thấy có 25,3% trẻ em từ 4 - 8 bị mất răng sữa sớm. Việc mất răng sữa sớm của trẻ, theo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, làm trẻ kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn dễ bị xô lệch ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất trong giai đoạn sau này. 90,4% trẻ được khám có cặn bám trên răng - đây còn là tiền đề của bệnh viên lợi và sâu răng.

Theo Tiến sĩTrương Mạnh Dũng, Viện trưởng Viện đào tạo Răng Hàm Mặt thì: Chải răng sáng và tối là cách đơn giản, thuận tiện và hữu hiệu nhất để giúp trẻ em tránh xa bệnh sâu răng và các bệnh răng miệng.

Ông cho biết: “Sâu răng và các bệnh về răng miệng thực ra rất dễ phòng tránh. Cụ thể là chỉ cần chải răng sạch sẽ với kem đánh răng có chứa Fluor. Cách này sẽ  giúp giảm được tỷ lệ sâu răng tới 50% do kem đánh răng đã giảm 50% số lượng vi khuẩn - nhân tố gây sâu răng trong miệng của trẻ.

Tiến sĩ Dũng cũng phân tích: Khi trẻ có chiếc răng đầu tiên nhú lên là cha mẹ đã cần chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng khăn gạc, bàn chải mềm. Khi trẻ được 2 tuổi nên được chải răng bằng kem có chứa Fluor.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho trẻ tự chải  răng. Trẻ phải được hướng dẫn chải răng đúng cách theo phương thức: Chải theo thứ tự: răng trước đến răng trong, hàm trên đến hàm dưới. Khi chải răng thì cần chải tất cả các vùng bề mặt răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Chú ý các răng trong cùng dễ bỏ sót. Chải răng ít nhất 2 lần trong ngày: buổi sáng (sau khi ăn xong) và buổi tối (trước khi ngủ), mỗi lần chải trong thời gian ít nhất là 3 phút.

Chải răng buổi tối quan trọng hơn gấp nhiều lần buổi sáng, bởi thức ăn ở trong miệng qua đếm nếu không được làm sạch sẽ bị phân hủy, vi khuẩn sẽ phát triển và tấn công răng miệng. Bên cạnh đó, trẻ cần phải được đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần và cần đi khám ngay khi có dấu hiệu sâu răng chảy máu nướu.

 

                                                                                  Theo LĐ

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục