Đang khỏe mạnh, một ngày cuối tháng 2, bé bỗng khóc quấy dữ dội rồi quờ quạng tay trước những tiếp xúc của mọi người. Đến bệnh viện khám, phụ huynh hoảng hốt khi nhận được kết luận con mình đã bị mù.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết lúc nhập viện, bệnh nhi hoàn toàn không nhìn thấy. Chẩn đoán của các giáo sư Mỹ (đang công tác tại bệnh viện) sau đó khẳng định, cháu bị mù do nhiễm virus Epstein Barr có tên viết tắt là EBV.
Sau hai ngày nhập viện, bệnh nhi kèm chứng viêm phổi gây suy hô hấp. Anh trai của cháu qua kiểm tra cũng cho thấy bị nhiễm EBV với triệu chứng gây tiêu chảy, nôn ói, tuy nhiên mắt không bị ảnh hưởng.
Hơn hai tháng điều trị, bé không còn viêm phổi, tình trạng sức khỏe hồi phục dần, tuy nhiên thị giác vẫn chưa cải thiện.
Bác sĩ Nam cho biết virus EBV lây lan qua đường tiếp xúc, hô hấp hoặc lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai. Ở người trưởng thành, virus này cũng tấn công và gây bệnh.
Khi xâm nhập vào cơ thể, EBV gây ra bệnh lý thực bào máu. Cơ thể sẽ sản sinh chất chống lại siêu vi này nhưng các chất đó cũng gây hại tế bào máu. Nhiều bệnh nhân không bị biến chứng và có thể khỏi sau 10 ngày. Tuy nhiên do siêu vi tập trung ở một số vùng, trong đó có mắt nên cơ quan này dễ bị tổn thương. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh có thể được điều trị bằng thuốc.
Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Khám - chẩn đoán, Viện Pasteur TPHCM cho hay, các triệu chứng thường thấy của bệnh là hiện tượng nổi hạch ở cổ, hầu, họng hoặc nổi mụn nước kéo dài. Riêng các trường hợp cháu nhỏ tháng tuổi có thể đã nhiễm EBV từ khi còn trong bụng mẹ.
Cũng theo ông Nghĩa, hiện chưa có văcxin phòng loại siêu vi này. Chính vì thế cách tốt nhất là phụ huynh nên cẩn thận giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống cho con trẻ.
Theo NLĐ
Bệnh thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm trẻ ngạt tắc mũi thường xuyên. Viêm mũi xoang xuất tiết tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh - khí - phế quản...
Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nuôi dưỡng không tốt và cũng có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm khuẩn, và rồi lại có thể mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C - những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi. Bình thường, độ toan dạ dày của trẻ vốn đã thấp (pH dạ dày của trẻ bú mẹ dao động trong khoảng 3,8-5,8) nay càng thấp hơn do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, sống phân, tiêu chảy.
Tiềm năng chẩn đoán của nước bọt (nước miếng) là rất lớn, từ các bệnh lý vùng miệng như sâu răng và nha chu cho đến các bệnh toàn thân như bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa hay ung thư.
Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng đậu nành tiêu thụ lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng sữa đậu nành bán rong trên đường phố, không ít người tiêu dùng đang… đùa với sức khỏe của mình.
Xơ não tuỷ rải rác (XNTRR) là bệnh gây tổn thương hệ thần kinh từng đợt, cuối cùng bệnh nhân bị tàn phế. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, người ta cho rằng các yếu tố: tự miễn dịch, sự mẫn cảm gen, nhiễm virut có vai trò quan trọng gây bệnh. Người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao.
(HBĐT) - Bệnh thiếu máu di truyền (Thalassemia) là bệnh bẩm sinh di truyền với những biểu hiện như thiếu máu từ nhỏ, nước tiểu sẫm màu, trẻ mắc bệnh thường thấp còi hơn những trẻ khác, gương mặt huyết tán rõ (mũi tẹt, trán dô, răng vô), bụng to dần, lách to. Thalassemia là bệnh về gene nên biện pháp chữa trị duy nhất là truyền máu và thải sắt.