Kính áp tròng không chỉ tiện dụng, thẩm mỹ mà còn có thể hỗ trợ trong điều trị các bệnh như đau đầu, tiểu đường, glôcôm…

 

  

Đau nửa đầu

 

Kính áp tròng có sắc đỏ được phát triển để làm giảm sự đau đớn do chứng đau nửa đầu gây ra.

 

Chúng lọc các bước sóng dài trong ánh sáng mà có thể kích thức quá mức cơ quan thụ cảm - vốn nhạy với ánh sáng ở trên bề mặt mắt - và gây ra đau đầu.

 

BS Richard Garrison, bệnh viện San Jacinto Methodist (Texas, Mỹ) đã khảo sát 33 bệnh nhân bị đau đầu có tiền sử sợ ánh sáng - quá nhạy cảm với ánh sáng. Những người này được đeo kính áp tròng có sắc đỏ trong suốt thời gian tiếp xúc với ánh sáng, kết quả là chứng đau đầu giảm ngay lập tức ở đa số bệnh nhân.

 

Các vận động viên cũng có thể đeo kính áp tròng có sắc đỏ vì kính này sẽ giống như kính râm, giúp họ nhìn quả bóng tốt hơn trong điều kiện nắng chói chang.

 

Chúng hoạt động bằng cách lọc sáng trong khi giúp mắt thư giãn. Không như kính râm, kính áp tròng không giới hạn tầm nhìn. Chúng cũng không bị làm mờ bởi mồ hôi hay bụi bặm….

 

Tiểu đường

 

Một tiến bộ mới trong công nghệ kính áp tròng là có thể thấy liên tục kiểm tra đường huyết thay vì dùng test trên da.

 

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Western Ontario (Canada), đã tạo ra các kính áp tròng mà có thể phản ứng hóa học với đường glucose trong nước mắt. Kính áp tròng sẽ kiểm soát mức đường huyết và báo cho người đeo bất kỳ sự thay đổi nào bằng sự thay đổi màu sắc, điều này sẽ giúp những người mắc bệnh luôn kiểm soát được đường huyết của mình.

 

Glucose sẽ xuất hiện 30 phút trong nước mắt sau khi mức đường huyết này xuất hiện trong máu. Còn nếu dùng test chích trên da thì cần cách nhau vài giờ mỗi lần test. Vì thế kính áp tròng vẫn là phương pháp hiệu quả và ít ảnh hưởng tới cơ thể hơn.

 

Đọc khó

 

GS John Stein, ĐH Oxford, ước tính rằng cứ 3 người khó đọc thì có 1 người có thể được hỗ trợ bởi kính áp tròng lọc màu.

 

Rất nhiều người đã đọc dễ hơn khi văn bản xuất hiện màu sắc chứ không chỉ là nền trắng như thông thường. Nhưng một số người khác lại thấy đọc khó khăn hơn khi đeo kính áp tròng do não rối loạn thông tin.

 

Nhiều người bị khó đọc cũng bị mù màu và kính áp tròng cũng có thể giúp họ. Thị lực không bị thay đổi nhưng khả năng phân biệt màu sắc sẽ được cải thiện. Chứng mù màu ảnh hưởng tới 1/10 nam giới và 1/200 phụ nữ.

 

Bệnh màng sừng

 

Một nhóm nghiên cứu của ĐH New South Wales (Sydney, Australia) đã dùng các tế bào gốc tạo ra kính áp tròng để điều trị chứng màng sừng.

 

Họ đã ghép các mẩu tế bào gốc từ mắt của 3 bệnh nhân bị màng sừng và nuôi chúng trong kính áp tròng. Và các kính áp tròng có chứa tế bào gốc sẽ được đặt vào mắt trong 3 tuần. Trong thời gian đó, các tế bào gốc sẽ rời khỏi kính áp tròng và bắt đầu hàn gắn những tổn thương do màng sừng.

 

Bệnh Glôcôm và đục nhân mắt

 

Kính áp tròng có thể cung cấp các loại thuốc một cách đều đặn cho mắt trong quá trình điều trị các bệnh thường gặp về mắt, thay vì nhỏ hay uống thuốc định kỳ.

 

Những bệnh này bao gồm khô mắt, khi mắt không đủ nước mắt, làm chúng bị khô; bệnh glôcôm, một bệnh mãn tính với áp lực gia tăng lên cầu mắt, gây tổn thương cho dây thần kinh mắt và hậu quả là bị mù mắt; bệnh đục nhân mắt, một bệnh gây mờ mắt.

 

Các nhà khoa học ở trường ĐH Florida đã phát triển một loại kính áp tròng mà có thể phân phối thuốc chính xác trong 1 khoảng thời gian nào đó (trên 1 tuần).

 

Nhà nghiên cứu hóa chất Anuj Chauhan cho biết, chỉ khoảng 1-5% chất thuốc vào được mắt qua đường nhỏ và nếu thuốc thâm nhập vào mạch máu hay tuyến nước mắt thì có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong khi đó, nhỏ thuốc qua kính áp tròng sẽ giúp chuyển chọn liều thuốc trong vòng 5-30 ngày liên tục, làm tăng tới 40% hiệu quả dùng thuốc

 

 

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn sản xuất trong điều kiện không đảm bảo về ATVSTP.

“Rề rà” với giá thuốc

Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).

Lưu ý khi dùng bổ phế

Bổ phế là loại thuốc do nhiều xí nghiệp khác nhau sản xuất, chỉ dùng để chữa ho làm mát phổi, tiêu đờm, chữa viêm họng, viêm thanh quản...

Mách nước khi trở trời

Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu

Nguy cơ bùng phát tả từ hàng rong tràn lan

Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.

Số bệnh nhi ở Hà Nam nhập viện tăng đột biến

Thời tiết thất thường trong những ngày vừa qua khiến bệnh nhi nhập viện Ða khoa tỉnh Hà Nam tăng đột biến.

Hàng rong cổng trường - những hiểm họa khó lường về vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Hầu như ở bất cứ cổng trường nào, từ mầm non, tiểu học, THCS đến PTTH cũng có những cửa hàng, sạp hàng và những quán hàng rong phục vụ cho nhu cầu ăn, uống cho các em học sinh. Có cầu ắt có cung, đó là lẽ đương nhiên, nhưng điều đáng nói là không ít người chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà bán cho con trẻ đồ ăn, thức uống, đồ chơi không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có chứa các loại hoá chất độc hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục