Ngày 20 -4, UB Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã có buổi làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề quản lý giá thuốc. Tại cuộc họp các chuyên gia của ngành Dược đóng góp ý kiến quan trọng về quản lý thị trường dược phẩm và tìm hướng phát triển dược phẩm được sản xuất trong nước.

 

Cần đấu thầu giá thuốc


Theo các đại biểu, mặc dù nước ta đã có Luật Dược từ năm 2005 nhưng đến nay việc quản lý giá thuốc vẫn rất khó khăn. Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế, quản lý giá thuốc là vấn đề nhạy cảm, mang đặc thù của hoạt động kinh doanh thuốc chữa bệnh, vừa mang yếu tố xã hội (phục vụ, nhân đạo)  vừa mang yếu tố kinh tế (lợi nhuận, phát triển)  và y tế nên quản lý giá thuốc phải đảm bảo bảo đảm bình ổn cả thị trường thuốc chữa bệnh trong tình hình chung của nền kinh tế, không thể sử dụng các biện pháp hành chính để “buộc” giá thuốc đứng yên, không thay đổi mà phải đảm bảo sự thay đổi giá thuốc phù hợp sự thay đổi của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hàng hóa chủ yếu tác động tới giá thánh của thuốc biến động.


Cục quản lý Dược nêu ra khó khăn khi thực hiện quy định giá thuốc tối đa, quy định đưa ra nguyên tắc để xác định các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự với việc Việt Nam để quản lý về giá.


Một trong những khó khăn trong việc quản lý giá thuốc hiện nay là thị trường dược phẩm nước ta phụ thuộc vào thị trường thế giới do khoảng 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc và trên 50% thuốc sử dụng phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, giá thuốc hiện nay do các nhà sản xuất và phân phối quyết định. Thực tế một số loại thuốc đã bị tăng giá do nhà phân phối đã tăng giá trước khi nhập khẩu, chi hoa hồng  cao và  thuốc tới tay người tiêu dùng phải qua nhiều  khâu trung gian.


Trong khi ở các nước tiên tiến chỉ có vài nhà phân phối thuốc cho cả nước, ở nước ta có quá nhiều nhà phân phối đã khiến cho giá thuốc giữa các địa phương và giữa các nhà thuốc ngay một địa phương chệch lệch nhau. Để giải quyết vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế cần đứng ra đấu thầu chung giá thuốc trên cơ sơ đó, các địa phương ký kết với các nhà phân phối không cao hơn mức giá chung.


Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố  sẽ tiến tới việc thực hiện đấu thầu chung. Bà Lan cho biết thêm mô hình các chuỗi nhà thuốc sẽ tránh được tình trạng cùng một loại thuốc mỗi nơi bán một giá, đồng thời cũng hạn chế được các nhà trung gian. 


Cần vận động người Việt dùng “thuốc” Việt


Bà Phạm Khánh Phong Lan nêu ra một nghịch lý, trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam tiến tiến tương đương với các nước trên thế giới, nhưng người dân lại luôn mang tâm lý sính ngoại “thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt”. Nếu như thuốc ngoại tăng 2 – 5% thôi cũng tác động rất lớn đến việc tăng giá thuốc trong khi thuốc nội giá rất vẻ có tăng cũng không ảnh hưởng nhiều. Chính vì vậy để bình ổn giá ổn cần thay đổi tâm lý của người bệnh “tiền nào của ấy” bởi thuốc của các hãng dược phẩm nổi tiếng chưa chắc là tốt.


Để thay đổi tâm lý này cần vận động “người Việt dùng hàng Việt” khi dùng thuốc. Đồng thời thuyết phục bác sĩ nêu cần tinh thần, y đức, khi khám chữa bệnh với những bệnh nhân không nhất thiết phải sử dụng thuốc ngoại, thuốc đặc trị thì chỉ định cho người bệnh dùng thuốc sản xuất trong nước.


Đại diện các công ty dược phẩm nêu ra bất cập quy định trong chi phí quảng cáo đã khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”. Trong khi các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến 30% doanh thu, thì thuốc sản xuất trong nước chỉ được chi 10%, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế. Để thành công, sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế chi phí quảng bá dẫn tới người tiêu dùng không mặn mà với thuốc nội. Nhiều chuyên gia ngành dược đồng tình, để khuyến khích các công ty dược trong nước phát triển cần tăng chi phí quảng cáo ít nhất bằng với các loại dược phẩm ngoại nhập.

 

 

                                                                              Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn sản xuất trong điều kiện không đảm bảo về ATVSTP.
Giá thuốc chưa được kiểm soát càng làm tăng thêm áp lực cho bệnh nhân.

Lưu ý khi dùng bổ phế

Bổ phế là loại thuốc do nhiều xí nghiệp khác nhau sản xuất, chỉ dùng để chữa ho làm mát phổi, tiêu đờm, chữa viêm họng, viêm thanh quản...

Mách nước khi trở trời

Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu

Nguy cơ bùng phát tả từ hàng rong tràn lan

Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.

Số bệnh nhi ở Hà Nam nhập viện tăng đột biến

Thời tiết thất thường trong những ngày vừa qua khiến bệnh nhi nhập viện Ða khoa tỉnh Hà Nam tăng đột biến.

Hàng rong cổng trường - những hiểm họa khó lường về vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Hầu như ở bất cứ cổng trường nào, từ mầm non, tiểu học, THCS đến PTTH cũng có những cửa hàng, sạp hàng và những quán hàng rong phục vụ cho nhu cầu ăn, uống cho các em học sinh. Có cầu ắt có cung, đó là lẽ đương nhiên, nhưng điều đáng nói là không ít người chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà bán cho con trẻ đồ ăn, thức uống, đồ chơi không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có chứa các loại hoá chất độc hại.

Hiểm họa tai nạn ở trẻ em

Trẻ tử vong vì ngạt nước, chấn thương sọ não do té cầu thang, thủng mắt vì chơi vật nhọn… Những tai nạn thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn cho trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục