Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM Lê Trường Giang (bìa phải) khảo sát tình hình dịch bệnh tại xóm ghe, quận 7 - TPHCM, nơi vừa có hai cha con mắc tả
Nguy cơ bệnh tả lây lan từ ổ dịch ở Campuchia sang VN rất lớn nhưng biện pháp phòng chống tại nhiều tỉnh, thành phía Nam còn rất hời hợt
Trước diễn biến dịch tả đang có nguy cơ bùng phát, ngày 21-4, tại TPHCM, Bộ Y tế đã triệu tập đại diện ngành y tế của 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam để triển khai công tác phòng chống.
Theo quy định của Bộ Y tế, trong việc xét nghiệm vi khuẩn bệnh dịch, yêu cầu năng lực của các trung tâm y tế dự phòng ở địa phương phải xác định được 14 loại vi trùng gồm: tả, lỵ trực trùng, thương hàn, dịch hạch, E.coli, lao, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu, Leptospira, Brucella, trực khuẩn than. Tuy nhiên, theo Viện Pasteur TPHCM, năng lực xét nghiệm và phòng chống bệnh tả hiện nay của một số địa phương chưa thể đáp ứng vì nhân lực yếu và thiếu, trang thiết bị xét nghiệm bị “trùm mền” hoặc dùng sai mục đích.
Theo TS Nguyễn Thị Phương Lan, phụ trách labo vi khuẩn đường ruột Viện Pasteur, qua kiểm tra giám sát phòng chống tả do viện thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 tại 5 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy năng lực xét nghiệm xác định vi trùng bệnh tả của các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện ở những địa phương này vẫn còn nhiều bất cập, nhất là các cơ sở y tế ở tuyến dưới. Qua khảo sát ở tuyến tỉnh cho thấy các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch tả rất hời hợt, qua quýt.
Các chuyên gia y tế cho rằng trong thời điểm này, ngoài thực phẩm, nguy cơ lây bệnh tả qua nguồn nước tự nhiên rất cao. Bác sĩ Lê Vinh, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho biết qua khảo sát tại 8 tỉnh, viện đã phát hiện 60,7% mẫu nước, thực phẩm bị uế nhiễm vi sinh. Theo TS Nguyễn Thị Phương Lan, kết quả xét nghiệm nguồn nước sông và mồi tôm (phương pháp mới) tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cho thấy môi trường sinh thái bị xáo trộn dễ dẫn đến xuất hiện phẩy khuẩn tả.
Đại diện ngành y tế tỉnh An Giang cho biết hiện tỉnh này chưa ghi nhận thêm ca mắc tả nào mới nhưng nguy cơ lây bệnh từ ổ dịch tả ở Campuchia qua sông đầu nguồn Tắc Trúc và sông Châu Đốc vào VN là rất lớn vì người dân còn thói quen đi tiêu trực tiếp xuống sông. Xét nghiệm mẫu nước lấy từ sông Tắc Trúc đã cho kết quả “dính” vi trùng tả; trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 7.000 học sinh qua lại khu vực giáp ranh này.
TS-BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng hiện nay việc giám sát các ca bệnh tại nhiều địa phương còn yếu, vì vậy cần tăng cường năng lực giám sát. Khi có dịch tả xảy ra, các địa phương phải xử lý ngay thay vì trông chờ kết quả xét nghiệm từ Viện nPasteur TPHCM.
Khó chống vì thiếu tiền
|
Theo NLĐ
(HBĐT) - Lâu nay, ngộ độc thực phẩm vẫn được coi như “phiếu đánh giá” tình hình ATVSTP. Chỉ đến khi có những vụ ngộ độc xảy ra, người ta mới giật mình nhìn lại và đổ lỗi cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù việc kiểm soát có tiến hành chặt chẽ nhưng không có sự đồng thuận của nhân dân thì e rằng kết quả sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.
Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).
Bổ phế là loại thuốc do nhiều xí nghiệp khác nhau sản xuất, chỉ dùng để chữa ho làm mát phổi, tiêu đờm, chữa viêm họng, viêm thanh quản...
Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu
Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.
Thời tiết thất thường trong những ngày vừa qua khiến bệnh nhi nhập viện Ða khoa tỉnh Hà Nam tăng đột biến.