Sốt cao co giật (SCCG) là một hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện bằng những cơn co giật hoặc cơn co cứng – co giật khi trẻ sốt cao. Đây là một tình trạng bệnh lí đòi hỏi phải xử trí cấp cứu, vì nó có thể đe dọa tính mạng bệnh nhi trước mắt hoặc để lại những di chứng nặng nề về sau như: động kinh, chậm phát triển tâm trí, vận động, đặc biệt là những trường hợp SCCG kéo dài.

Nguyên nhân và biểu hiện

Có rất nhiều nguyên nhân gây SCCG nhưng thường gặp nhất là SCCG do nhiễm khuẩn (khoảng 90% các trường hợp là nhiễm virus đường hô hấp) và yếu tố tiền sử gia đình về SCCG (10%).

Về mặt triệu chứng lâm sàng, có hai thể SCCG đó là SCCG lành tính và SCCG có biến chứng.

Tuy nhiên, cần phân biệt co giật do sốt cao với động kinh, vì trong động kinh các cơn co giật tái diễn nhiều lần nhưng bệnh nhi không sốt. Riêng với những trẻ đã có tiền sử bị bệnh động kinh thì các cơn động kinh có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển của một bệnh khác có kèm theo sốt. Do đó, để phân biệt một cách chính xác hơn cần phải khám bệnh cho trẻ thật kĩ càng, đặc biệt là khám thần kinh và làm điện não đồ ngay sau cơn giật hoặc một tuần sau giật để đánh giá.

Xử trí SCCG tại gia đình

Cần bình tĩnh đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên phòng tắc đờm giãi, đồng thời nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ dễ thở. Chú ý đưa các vật sắc nhọn ra xa người trẻ và nhớ kiểm tra xem trẻ còn thở không, da có tím không? Hạ sốt bằng cách chườm mát, nhiệt độ của nuớc chườm khoảng 30độC, song song với chườm mát phải dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn. Theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Một điểm đáng lưu ý nữa là không được giới hạn cử động của trẻ (không giữ, bế chặt) không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt paracetamol trong khi trẻ còn co giật hoặc chưa tỉnh hẳn. Và nếu cơn co giật của trẻ kéo dài quá 5 phút hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp nhau thì phải đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện.

Điều trị dự phòng cơn giật

Ngừa cơn nặng tái phát bằng gardenal hoặc depakin, chỉ định dùng thuốc liên tục khi trẻ dưới một tuổi chậm phát triển tâm thần vận động hoặc có cơn co giật kéo dài trên 15 phút hoặc có liệt vận động sau cơn. Việc điều trị dự phòng phải kéo dài liên tục ít nhất đến khi trẻ 4 tuổi.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục