Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Nhưng khi phản ứng viêm xảy ra quá mạnh thì phải dùng các thuốc chống viêm, trong số đó có loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - được gọi chung là nhóm thuốc Non steroid.

Đây nhóm thuốc được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị, bên cạnh đó ý thức sử dụng thuốc của bệnh nhân còn thấp, việc lạm dụng thuốc diễn ra khá phổ biến, đó là các lý do dẫn tới tình trạng bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ của thuốc khá nhiều, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong như chảy máu tiêu hóa, suy gan cấp, suy thận cấp.

Tác dụng của thuốc

Các thuốc Non steroid có bản chất là các acid yếu, dễ qua ống tiêu hoá, được chuyển hoá ở gan, riêng acid salicylic chuyển hóa ở trong máu, thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng còn hoạt tính, nhất là khi dùng với liều cao do vậy dễ có nguy cơ gây tổn thương gan và thận nếu không dùng đúng theo chỉ định.

Tác dụng hạ sốt: với liều điều trị, các thuốc Non steroid chỉ làm hạ nhiệt độ trên những bệnh nhân bị sốt, không có tác dụng hạ nhiệt độ ở người có thân nhiệt bình thường. Thuốc có tác dụng hạ sốt do bất kỳ nguyên nhân gì. Thuốc chỉ có tác dụng lên quá trình thải nhiệt (giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi) mà không có tác dụng lên quá trình sinh nhiệt. Chỉ là thuốc điều trị triệu chứng mà không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây sốt, sau khi thuốc bị thải trừ, sốt sẽ trở lại.

Tác dụng giảm đau: Các thuốc Non steroid chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ và vừa, đau khu trú (đau sau mổ, đau răng, đau khớp, viêm khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh...). Thuốc không gây ngủ, không gây nghiện do tác dụng của thuốc trên hệ thần kinh trung ương yếu hoặc không có nên còn gọi là thuốc giảm đau ngoại vi. Trong một số trường hợp đau sau mổ, các thuốc Non steroid có tác dụng giảm đau mạnh hơn cả morphin vì làm giảm quá trình viêm do phẫu thuật gây ra.

Tác dụng chống viêm: các thuốc Non steroid có tác dụng trên hầu hết các loại viêm do nhiều nguyên nhân. Thuốc có tác dụng lên cả giai đoạn viêm cấp và giai đoạn viêm mạn.

Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu: một số thuốc Non steroid có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu ở liều thấp, như aspirin 10mg/kg/48 giờ. Ngoài ra còn có indomethacin, oxyphenbutazon, phenylbutazon.

Chỉ định

Với các tác dụng như trên, các thuốc thuộc nhóm Non steroid thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Các triệu chứng đau và sốt thông thường: các triệu chứng sốt và đau trong cảm cúm, phụ khoa, tiết niệu, thần kinh, tai mũi họng, sau phẫu thuật...

Các bệnh viêm cấp và mạn tính: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu...

Dự phòng huyết khối và tắc mạch trong các bệnh tăng huyết áp; hẹp van hai lá, viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch...

Ngoài ra các thuốc thuộc nhóm này còn đang được nghiên cứu để dự phòng và điều trị Alzheimer, polyp đại tràng, ung thư đại - trực tràng, ung thư tuyến liền liệt...  nhưng thời gian sử dụng thuốc kéo dài (18 tháng trở lên)  đã làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch.

Tác dụng không mong muốn của các thuốc Non steroid

Trên lâm sàng, hiện nay nhóm thuốc này có thể được coi là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và nhiều nhất do rất nhiều tác dụng tối ưu của chúng, tuy nhiên bên cạnh các tác dụng có lợi thì nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí cả các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Tác dụng không mong muốn trên ống tiêu hoá: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp, với các mức độ khác nhau: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng. Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ tác dụng phụ này hay gặp nhất do một mặt thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc.

Tác dụng phụ trên máu và cơ quan tạo máu: thuốc làm kéo dài thời gian chảy máu; dễ gây chảy máu trên những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu như bệnh nhân sốt xuất huyết, bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, bệnh ưa chảy máu, bệnh nhân phẫu thuật; giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu; nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy.

Ngoài ra còn một số tác dụng không mong muốn khác như độc với tim, thận và gan, dễ gây quái thai và các ảnh hưởng khác lên thai nhi, gây cơn hen giả, dị ứng; đau đầu, chóng mặt, có thể rối loạn tâm thần nhẹ.

Nguyên tắc chung sử dụng thuốc Non steroid

Để phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc và hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.

- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, hành tá tràng. Trong trường hợp thật cần thiết, phải dùng cùng với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Thận trọng với bệnh nhân bị viêm thận, suy gan, người có cơ địa dị ứng, tăng huyết áp.

- Trong bất cứ trường hợp nào, cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của nhân viên y tế đưa ra, không được tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục