Công tác phòng, chống dịch tả được cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh coi trọng

Công tác phòng, chống dịch tả được cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh coi trọng

(HBĐT) - Tính đến thời điểm ngày 30/5, số ca mắc tả toàn miền Bắc đã lên đến 112 người tại 5 tỉnh và thành phố đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nam. Là một tỉnh giáp ranh với nhiểu ổ dịch, tuy chưa có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện, nhưng đây là một bệnh rất dễ lây truyền nên công tác phòng, chống bệnh tả được đặt lên hàng đầu vào mùa nắng nóng.

 

Thạc sỹ Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Vacxin sinh phẩm – Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: Hòa Bình cũng là tỉnh đã từng có người mắc phẩy khuẩn tả nên nếu không chủ động phòng, chống thì nguy cơ phẩy khuẩn tả xuất hiện vào mùa nắng nóng năm nay là rất cao. Công tác phòng, chống bệnh tả cần phải thực hiện thường xuyên nhất là vào dịp hè.

 

Tả là bệnh do vi khuẩn  vibrio cholerae xâm nhiễm vào đường ruột gây ra. Bệnh tả được lây truyền theo đường tiêu hoá, qua đường nước bị nhiễm bẩn bởi phân người hoặc phân động vật và qua thực phẩm bị nhiễm các tác nhân gây bệnh trong quá trình chế biến hoặc bảo quản, bởi nước bẩn, qua bàn tay bẩn và ruồi, nhặng nhiễm phẩy khuẩn tả. Đặc biệt bệnh tả sẽ lây lan nhanh chóng và thành dịch tả khi những điều kiện vệ sinh kém cũng như VSATTP không được đảm bảo. Theo thống kê của đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống bệnh tả năm vừa qua thì có 37% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đạt yêu cầu. Hầu hết các cơ sở giết mổ chưa quan tâm đến xử lý chất thải, thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Khu vực giết mổ không đảm bảo vệ sinh... 100% các tổ chức, cá nhân buôn bán vận chuyển gia súc, phủ tạng gia súc, thịt không có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y.... Gần 74% nhà hàng, cửa hàng ăn uống không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

 

Trước thực trạng đó, Trung tâm Y tế Dự phòng đã triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu, kịp thời. Việc tăng cường giám sát các ổ dịch cũ được quan tâm; các cán bộ y tế thường xuyên về vùng dịch giám sát nguồn nước, môi trường xung quanh ... nhằm đảm bảo ổ dịch không có điều kiện lây lan, bùng phát. Đối với các ca tiêu chảy cấp nguy hiểm nghi tả được giám sát chặt chẽ từ y tế tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường. Trong trường hợp này các mẫu phân sẽ được chuyển đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để xét nghiệm. Nếu dương tính với phẩy khuẩn tả, sẽ tiếp tục mang mẫu về xét nghiệm tại TW. Từ đầu năm đến nay, đã có 2 ca tiêu chảy cấp nghi tả được xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.

 

Ngay từ đầu năm, Trung tâm đã có kế hoạch tuyên truyền thông qua các y tế thôn bản. Những kiến thức về đặc điểm của bệnh, tác nhân gây bệnh, đặc điểm dịch tễ học, phương thức lây truyền, các biện pháp phòng chống dịch... được phổ biến đến với các y tế thôn bản. Bên cạnh đó, Trung tâm đã chuẩn bị đủ vật tư, nhân lực đảm bảo phản ứng kịp thời khi có ổ dịch xảy ra.

 

Cũng theo thạc sỹ Vũ Quốc Hải: Hiện nay, công tác phòng chống dịch tả vẫn còn gặp khó khăn do không có nguồn kinh phí để triển khai các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho y tế thôn bản về bệnh tả và hướng dẫn xử lý ổ dịch tả của Bộ Y tế. Đồng thời mọi kinh phí để triển khai kiểm tra, giám sát thực tế đều do các cán bộ y tế hay y tế thôn bản tự trang trải. Do đó, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng xã, phường mà các y tế thôn bản có cách làm khác nhau.

 

Trong lúc bệnh tả đang trong tầm kiểm soát, Trung tâm Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân nên phòng bệnh bằng cách: thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt là phòng tránh bệnh tả.

 

 

                                                                                      Hồng Nhung

 

Các tin khác

Có thể thấy cảnh đông đúc, chật chội ngay từ cửa khoa khám bệnh, BV Nhi T.Ư
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đau lòng chuyện phá thai ngoài

(HBĐT) - Các vụ việc phá thai bằng que, phá thai tại điểm dịch vụ không có giấy phép hành nghề dẫn đến những hậu quả đau lòng từng xảy ra cách đây 3 - 4 năm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Sau một thời gian yên ắng, câu chuyện này thêm một lần “tái diễn” tại một số địa phương trong tỉnh...

Gần 50% người mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng

Do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện gì trong nhiều năm nên khi được phát hiện, 50% bệnh nhân có biến chứng ở thời điểm chẩn đoán.

4 người nhập viện sau ăn chôm chôm

Sau khi ăn trái cây mua từ chợ về một gia đình ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc.

Số ca mất thận do bạo lực tăng đột biến

Chỉ trong 1 tháng qua, khoa Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tiếp nhận đến tám trường hợp nhập viện với các vết thương ở thận do ẩu đả, trong đó có tới 4 ca phải cắt bỏ một quả thận. So với những năm trước, con số này đã tăng đột biến.

Cấm hút thuốc lá nơi công cộng – đâu là giải pháp

(HBĐT) - Đã năm tháng kể từ ngày 01/01/2010, khi quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng ban hành trong Quyết định 1315 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá chính thức được áp dụng. Tuy nhiên, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra tràn lan.

“Truy” virus mới gây viêm não

Khác với các virus gây viêm não thông thường, loại virus này gây tử vong đột ngột, tập trung ở lứa tuổi dưới 15, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục