Có thể thấy cảnh đông đúc, chật chội ngay từ cửa khoa khám bệnh, BV Nhi T.Ư

Có thể thấy cảnh đông đúc, chật chội ngay từ cửa khoa khám bệnh, BV Nhi T.Ư

Nắng nóng kỷ lục đang hoành hành kèm theo tình trạng cắt điện liên miên, không khí ngột ngạt, oi bức khiến nhiều trẻ em, người già đổ bệnh. Trong cái nóng hầm hập, tại bệnh viện, các ông bố, bà mẹ vẫn ôm con mồ hôi nhễ nhại chen vai chờ đến lượt khám...

 

Chen vai trong bệnh viện

TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, những ngày nắng nóng kéo dài liên tục, bệnh viện khám đón tiếp khoảng 1.800 - 2.000 bệnh nhân/ngày, trong khi đó ngày thường con số này chỉ khoảng 1.200. “Tuy đây chưa phải là con số đột biến, vì đỉnh điểm trong năm 2009 có lúc lên tới 2.500 bệnh nhi đến khám trong ngày, nhưng việc tăng lên 600 - 800 bệnh nhi/ngày, lại trong một không khí oi bức, ngột ngạt, mất điện liên miên khiến tình trạng quá tải bệnh viện càng trở nên trầm trọng”, TS Hải nói.

Còn tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), lượng bệnh nhi đến khám cũng tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường, tập trung vào các bệnh: sốt virus, viêm phổi, viêm não, tiêu hóa.

“Khám ngày cũng khổ nhưng khám đêm cho con cũng khốn khổ chẳng kém”, anh Vĩnh Hòa chi sẻ. Trước đó, sáng 15/6, con anh có biểu hiện đau lâm râm bụng nên có đến bệnh viện Nhi Trung ương khám, nhưng cảnh ngồi đợi đến số khám, quá nóng bức, cả hai vợ chồng, con cái đều mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mệt mỏi nên anh chị đưa con về theo dõi tiếp. Không ngờ đêm hôm sau (16/6), bé xuất hiện những cơn đau quằn quại, kèm theo nôn trớ nên 12h đêm cả nhà lại cấp tốc trở nhau vào viện. “Cứ ngỡ đêm là vắng, mà khi đến viện, từ mua phiếu khám, siêu âm, xét nghiệm máu vẫn phải chờ, rồi cũng nóng nực, mồ hôi nhễ nhại chẳng kém gì ban ngày”, anh Hòa than thở.
 
Với số lượng bệnh nhân tăng từ 600 - 800 lượt/ngày, các bác sĩ phải liên tục thăm khám. (Ảnh: H.Hải)
Để giúp bệnh nhân đỡ nóng, bức bối trong viện, ngay từ đầu mùa hè, Khoa khám bệnh đã phải tăng cường chống nóng bằng hệ thống phun mù, lưới giảm nắng, dùng quạt công suất lớn để thông gió và tăng cường mái che cho bệnh nhân ngồi chờ. Tuy tiên, tình trạng mất điện liên miên cũng khiến công tác chống nóng càng gian nan và bệnh viện cũng rất khốn khổ.
 

Để giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh trong những ngày nắng nóng, việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng là điều kiện tiên quyết. Theo đó, tránh ra đường vào giờ nắng gay gắt, cần có mũ, khẩu trang, áo chống nắng để ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

 

Không tiếp xúc với sự chênh lệnh nhiệt độ quá cao, như đang đi đường nắng hầm hập lại vào ngay phòng điều hòa nhiệt độ thấp sẽ rất dễ cảm, ốm.

 

Đặc biệt luôn phải đáp ứng đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không để khát nước. Nên uống nước lọc, nước hoa quả nhưng không nên uống các loại nước có gas, nước chế biến sẵn nhiều đường. Chế độ ăn đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đồ loãng…

Theo TS Khu Thị Khánh Dung, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng mất điện liên tục xảy ra tại bệnh viện từ đầu hè và phần lớn những lần cắt điện tại bệnh viện đều không được báo trước. Trong tuần cao điểm cắt điện vừa qua, số lần mất điện tại viện nhi không đếm xuể. “Thử hình dung hơn 100 máy thở của bệnh viện dừng đột ngột thì đủ hiểu bác sĩ và người nhà bệnh nhân lo lắng đến chừng nào. Nguy hiểm nhất là những ca mổ tim tại bệnh viện. Điện bị cắt bất ngờ, máy thở dừng đột ngột dễ dẫn đến hiện tượng ngừng tim rất nguy hiểm”, bà Dung than phiền.

Đối tượng người già cũng là những người bị ảnh hưởng nặng nề của đợt nắng nóng này. Theo BS Nguyễn Trung Anh, bệnh viện Lão khoa TƯ, thời tiết nắng nóng như hiện nay rất bất lợi đối với người cao tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp…). Do “trung tâm điều nhiệt” ở người già không còn nhạy cảm như thời trẻ, trong khi nhiệt độ mấy ngày qua quá nóng bức nên cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến sức khỏe giảm sút.  “Những ngày nắng nóng này, số lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng tăng cao, có ngày lên tới 500 bệnh nhân/ngày. Ngoài những bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cũng có nhiều trường hợp tai biến mạch máu đến và đã có trường hợp bị tử vong", BS Anh nói.

Nắng nóng, cảnh giác với viêm não ở trẻ

Ngoài những bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ trong thời tiết nắng nóng như viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… các bác sĩ đặc biệt cảnh báo cha mẹ phải lưu ý, cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ nhỏ.
 
Viêm não phát hiện, điều trị muộn để lại những di chứng nặng nề ở trẻ (Ảnh: H.Hải)

Ths Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết: “Hiện khoa Truyền nhiễm có 62 giường bệnh nhưng đang điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, trong đó có 33 ca viêm não. Trong 33 ca viêm não có 8 ca là bị viêm não Nhật Bản, đến từ các tỉnh miền Bắc, còn lại là các bệnh viêm não do virus khác. Trời thì nóng bức, 2 trẻ một giường chưa kể hai người lớn đi thăm nuôi kèm, thành ra một phòng bệnh 4 giường thì cũng tới 16 người lớn bé, chật chội, các bé thì nằm li bì vì đau. Rất thương tâm!”.

Cũng theo ThS Lâm, thời điểm này hàng năm, khi nắng nóng hoành hành dữ dội cũng là mùa bắt đầu của bệnh viêm não, màng não. Nhưng nguy hiểm ở chỗ, triệu chứng của bệnh viêm não rất dễ nhầm với dấu hiệu bệnh đường hô hấp như: sốt cao trên 39 độ C (cũng có trường hợp không sốt cao), chảy nước mũi, ho, tiêu chảy... nên rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn, không nghĩ con bị viêm não nên bỏ qua giai đoạn đến viện để chẩn và điều trị bệnh sớm.

“Trên thực tế, thấy con sốt, nôn, thậm chí kêu đau đầu thì hầu hết cha mẹ đều nghĩ con bị viêm họng thông thường nên không vội đưa con đi khám mà tự dùng thuốc. Điều này rất nguy hiểm, vì viêm não điều trị muộn, dễ để lại tổn thương nặng nề tại não và để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho trẻ như: giảm thị lực, không giao tiếp, không vận động, co giật, động kinh…”, Ths Lâm nói.

Vì thế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt cao, nôn, đau đầu… các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị ngay, phòng những di chứng đáng tiếc sẽ đeo đuổi cả cuộc đời các bé khi không được điều trị kịp thời.

 

                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục