Sau cam kết,

Sau cam kết, "lang băm" vẫn cố tình vi phạm

(HBĐT) - Các vụ việc phá thai bằng que, phá thai tại điểm dịch vụ không có giấy phép hành nghề dẫn đến những hậu quả đau lòng từng xảy ra cách đây 3 - 4 năm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Sau một thời gian yên ắng, câu chuyện này thêm một lần “tái diễn” tại một số địa phương trong tỉnh...

 

Tái xuất” phá thai bằng que

 

“Vật lạ” được các lang băm đưa vào cơ thể thai phụ nhằm chọc thủng ối và kích thích co bóp là đoạn que dài chừng 10cm. Que ở đây được làm từ cành dâu, một nhánh của loài cây có tên xích đồng nữ, hoặc là cọng của cây cỏ xước. Tất cả chỉ có vậy, nhưng vẫn có người tin vào sự “kỳ bí” của đoạn que.

 

Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng 2/2010 là một thí dụ. Chị Bùi Thị Ph, 29 tuổi ở xóm Thá, xã Thu Phong (Cao Phong) do nhỡ “kế hoạch” nên vừa sinh con gái đầu lòng chưa đầy 1 tuổi, chị đã mang thai lần 2 được hơn 4 tháng. Lo lắng, xấu hổ, chị tìm đến nhà vợ chồng người hàng xóm Bùi Văn Lon để xin được “tháo” thai. Cũng cần nói thêm rằng ông Bùi Văn Lon, 60 tuổi, người xóm Thá trước đây chưa từng được học qua trường lớp đào tạo nào về y học cả. 7 - 8 năm trước, bỗng nhiên có một số người ở mãi đâu đâu tìm đến nhà ông Lon chữa bệnh vì nghe đồn ông biết nghề thuốc nam. Theo những người hàng xóm ở đây thì ông Lon bốc thuốc chữa được một số bệnh như đau bụng, đau dây thần kinh, vô sinh nên thi thoảng cũng có người ở các tỉnh xa đến nhờ ông làm thuốc. Đặc biệt, ông này có “biệt tài” phá thai bằng bài thuốc dân gian. “Biệt tài” đâu chẳng biết nhưng vào năm 2004, khi ông hành nghề vừa chưa được bao lâu đã vướng vào “án” phá thai bằng đặt que. Nạn nhân là chị Bùi Thị X, 18 tuổi ở xóm Bưng, xã Thu Phong sau phá thai đã bị nhiễm trùng. Ngày 25/6/2004, ông phải ký cam kết với UBND xã Thu Phong và trạm y tế xã Thu Phong về việc không tái phạm phá thai bằng que.

 

Tuy nhiên, ông này vẫn lén lút hành nghề trái phép. Kể cả khi sự việc bại lộ, vợ chồng ông Lon vẫn giữ thái độ thản nhiên. Nạn nhân Bùi Thị Phương kể lại: sau khi chị đặt vấn đề, ông Lon “mằn hà” vào chén nước trắng rồi đưa chị bảo uống. Qua nửa tháng trời mà thai vẫn chẳng ra, chị một lần nữa sang nhà thì ông này cho chị uống nước lá cây có màu tím còn bà vợ dùng que luồn vào tử cung cho đến khi chị thấy đau buốt... Chiều hôm ấy trở về, chị thấy đau bụng dữ dội, máu trổ ra nhiều, cuối cùng,tổ chức thai cũng được “tháo” khỏi cơ thể chị. Nghe tin có người phá thai bằng phương pháp đặt que, một cô giáo mầm non ở xóm Lau, xã Thu Phong đang mang thai gần 2 tháng cũng đến tận nhà ông Lon để dò hỏi. May sao cô được y tế thôn bản và cán bộ trạm y tế xã tuyên truyền, tư vấn về những biến chứng xảy ra khi phá thai bằng đặt que nên đã kịp bỏ ý định.                  

 

Còn nhớ cách đây ít năm, dư luận đã lên tiếng về hậu quả nghiêm trọng do phá thai bằng đặt que tại các huyện Tân Lạc, Yên Thuỷ, Lạc Sơn. Không ít thai phụ sau khi phá thai đã phải cấp cứu và cắt bỏ tử cung, có trường hợp tử vong do bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Những “lang băm” hành nghề phá thai bằng que như bà Bùi Thị , xã Yên Phú (Lạc Sơn) cũng đã được chính quyền địa phương can thiệp, nhiều lần nhắc nhở và buộc ký cam kết không tiếp tục vi phạm. Tuy nhiên, do tâm lý ngại đến cơ sở y tế và nhận thức ấu trĩ, một bộ phận chị em phụ nữ vẫn tìm đến các địa chỉ không đáng tin cậy này để phó thác số phận mình.

             

 

Gặp hoạ vì phá thai ngoài

 

Cùng với “tái xuất” phá thai bằng phương pháp đặt que, việc phá thai tại các điểm dịch vụ “chui” cũng còn nhiều lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của thai phụ. Trong 2 năm 2008, 2009, trên địa bàn các huyện Kim Bôi, Cao Phong xảy ra các vụ việc và để lại hậu quả nghiêm trọng sau phá thai ngoài. Nạn nhân hầu hết là những thai phụ sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xã, vùng cao, tư tưởng nhận thức còn hạn chế. Có thể kể đến các nạn nhân chị Bùi Thị Ng ở xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng; chị Bùi Thị H ở xã Tân Phong (Cao Phong), chị Bùi Thị T ở xã Cuối Hạ (Kim Bôi)... Theo chị Bùi Thị H ở xã Tân Phong thì chị đã từng đến cơ sở y tế ngoài thành phố Hoà Bình để khám thai. Nhưng do thai đã quá 24 tuần tuổi, kinh tế gia đình lại khó khăn, ngại tốn kém, chị đã tìm đến điểm dịch vụ phá thai “chui”. Ít ngày sau đó, chị nhập viện do bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Để cứu tính mạng chị, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung.

 

Có một thực tế là việc can thiệp hay xử phạt vi phạm đối với các dịch vụ “chui” hết sức khó khăn do sự bất hợp tác từ chính phía các nạn nhân. Giống như bản cam kết “ngầm” giữa thai phụ và những người hành nghề phá thai trái phép, nạn nhân không bao giờ tiết lộ điểm dịch vụ phá thai, có chăng cũng chỉ là chỉ dẫn quanh co, thiếu tính xác thực. Cách đây gần 2 năm, khi chúng tôi đến tìm hiểu sự việc phá thai trái phép gây nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, phải cắt bỏ tử cung tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi), nạn nhân đã một mực không khai người nạo phá thai cho mình. Người bị nghi phá thai cho chị Bùi Thị T cũng nhất quyết chối bỏ hành vi vi phạm.

 

Ông Phạm Ngọc Tùng, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh cho biết: Kể cả khi người thực hiện phá thai là cán bộ y tế đã qua đào tạo, việc phá thai vẫn xay ra nguy cơ tai biến nhất định. Hiện nay, tỉnh ta đã triển khai hút điều hoà kinh nguyệt đối với thai dưới 7 tuần tại 148/210 trạm y tế xã, thị trấn. Nhờ chuyển giao kỹ thuật tại y tế cơ sở, khách hàng có điều kiện và hoàn toàn có thể tiếp cận với dịch vụ một cách nhanh chóng, an toàn.

           

 

Đâu là giải pháp?

 

Trong điều kiện vô khuẩn, thai phụ rất ít gặp tai biến khi phá thai. Ngược lại, khi việc nạo, phá thai được thực hiện tại nhà hoặc do những người không có chuyên môn là sẽ rất nguy hiểm vì dễ gay chảy máu nặng, nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong.

 

Cũng theo ông Phạm Ngọc Tùng thì có rất nhiều biến chứng có thể xảy sau quá trình nạo, hút thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục, băng huyết, đau bụng dữ dội, nhiễm khuẩn tử cung. Mặt khác, nạo, hút thai không đúng có thể làm cổ tử cung bị rách, thủng, viêm dính tử cung, vòi trứng dẫn tới vô sinh. Để phòng các biến chứng do nạo, phá thai, chị em phụ nữ nên tránh xảy ra việc có thai ngoài ý muốn. Việc nạo, phá thai phải được tiến hành ở cơ sở y tế trong điều kiện vệ sinh an toàn. Sau bất kỳ một lần nạo, pháp thai nào cũng phải dùng kháng sinh phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.

 

Góp phần ngăn chặn các hành vi nạo, phá thai không an toàn, song song với việc đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao nhận thức của người dân còn rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương trong việc can thiệp, xử lý các vi phạm, không để các “lang băm” có điều kiện tái hành nghề trái phép.

 

                                                                                      Lạc Bình

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục