Cho trẻ ăn cần phải đủ số lượng lẫn chất lượng.

Cho trẻ ăn cần phải đủ số lượng lẫn chất lượng.

Nếu thấy tình trạng dinh dưỡng không đạt yêu cầu, ăn nhiều mà vẫn gầy thì trước tiên hãy đi khám tổng quát để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng

 

Ăn nhiều nên mập thì ai cũng biết nhưng bây giờ nhiều bà mẹ lại đang phiền lòng vì một chuyện tréo ngoe là cho con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng. Thật sự thì ở đây đã xảy ra một số vấn đề về mặt dinh dưỡng. Cụ thể:

 
- Nhiều mà vẫn thiếu: Đó là cho ăn nhiều lần nhưng không đủ về số lượng cần thiết cho trẻ trong từng bữa ăn hoặc ăn không đủ số bữa trong ngày.
 
Ví dụ: Nhu cầu của trẻ là phải ăn đầy một chén cháo mỗi bữa, ngày ăn 3 bữa cháo và 800ml sữa. Thế nhưng trẻ chỉ  được ăn 2/3 chén/bữa hoặc cả ngày chỉ được ăn 2 bữa, uống thiếu sữa thì chắc chắn là không đủ cho nhu cầu của cơ thể trẻ.
 
- Thừa lượng, thiếu chất: Cho trẻ ăn số lượng nhiều nhưng trong cơ cấu  thực đơn lại thiếu các món nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ...) hoặc thiếu dầu mỡ...
 
- Đánh mất cơ hội: Ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên một loại thức ăn nào đó khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện.
 
- Vượt khả năng tiêu hóa: Trẻ 6 tháng chỉ ăn được tối đa là nửa chén (100ml), nếu cho ăn nhiều hơn thì sẽ không có đủ men để tiêu hóa hết, phần thức ăn thừa không thể hấp thu vào cơ thể nhưng nằm lại trong dạ dày làm cho trẻ luôn có cảm giác no hoặc gây tiêu chảy làm trẻ chướng bụng, khó tiêu dẫn đến không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.
 
- Bắt ăn nhiều đạm: Nhiều bà mẹ thích ép cho con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm làm cho cơ thể trẻ rơi vào tình trạng khó tiêu, giảm ăn, giảm bú.
 
- Đánh đồng khẩu phần: Mức độ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động chuyển hóa cơ bản của cơ thể  (dùng cho tim đập, phổi thở, thận lọc nước tiểu, trao đổi chất...) và hoạt động thể lực ở mỗi người mỗi khác dù là cùng tuổi, cùng trọng lượng...
 
Khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn ở mỗi cơ thể cũng khác nhau nên cùng ăn một khẩu phần nhưng với một số trẻ cụ thể thì lại là quá sức.
 
Vì vậy, cần phải gia giảm linh hoạt khẩu phần để trẻ có khả năng tiêu hóa phù hợp và cơ thể phát triển tốt nhất. Ví dụ: Trẻ 8-10 tháng tuổi có thể ăn ngày 2 bữa cháo và 5-6 bữa sữa, cũng có thể ăn ngày 3 bữa cháo với 4-5 bữa sữa.
 
- Hấp thu kém vì bệnh lý: Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng... nên hệ tiêu hóa không dung nạp được thức ăn dẫn đến hạn chế khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Nếu không tìm cách chữa lành bệnh thì có ăn vào thật nhiều, thật béo bổ thì cũng bằng không.

Không vội đổ cho tạng người

Người mập thường ăn nhiều, trẻ em cũng vậy, nhưng trong dân gian không có câu “Mập là thầy ăn” mà lại có câu “Gầy là thầy cơm” để chỉ những người thuộc tạng “da gà”, “người nóng” – nghĩa là người mà cơ thể có khả năng chuyển hóa cơ bản cao.
 
Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng dinh dưỡng không đạt yêu cầu, ăn nhiều mà vẫn gầy thì trước tiên hãy đi khám tổng quát để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng (nếu có), trước khi đổ vấy rằng “tạng người nó vậy”!

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sở Y tế: Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Hộ sinh giỏi, thanh lịch ngành Y tế tỉnh năm 2010

(HBĐT) - Ngày 25/6, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Hộ sinh giỏi, thanh lịch ngành Y tế tỉnh năm 2010.

Tập huấn cho 202 thú y viên xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Ngày 24/6 Chi cục Thú y tổ chức khai giảng lớp tập huấn thú y cơ sở năm 2010 cho 202 thú y viên các xã, thị trấn trong toàn tỉnh. Lớp tập huấn diễn ra trong 5 ngày từ ngày 24/6 đến 30/6.

TPHB: 100 % trạm y tế có bác sĩ

(HBĐT) - Tính đến nay, 100% trạm y tế xã, phường trên địa bàn TPHB đã có bác sỹ (trung bình có 4,1 bác sỹ/1 vạn dân), 100% tổ, xóm có nhân viên y tế thôn bản hoạt động.

Tiếp cận thuốc thiết yếu: Còn xa vời!

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển đa dạng với hơn 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên, người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em mỗi khi ốm đau vẫn ít có cơ hội được tiếp cận với thuốc thiết yếu (TTY) do giá thuốc quá cao… Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận TTY tại Việt Nam do Bộ Y tế và WHO phối hợp tổ chức ngày 23-6 tại Hà Nội.

Không mổ vẫn dứt bệnh

Cũng với tỉ lệ không tái phát tương đương nhưng phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm tập trung tăng cường ít gây tai biến và biến chứng hơn phẫu thuật cắt bỏ tận gốc hoặc xạ trị

Khi cơ thể bạn mệt mỏi bạn thường làm gì?

Hãy tìm nguyên nhân để loại bỏ nó!Thử xem một vài nguyên nhân và giải pháp dưới đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục