Diễn biến của dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) ở TPHCM tiếp tục phức tạp khi số bệnh nhi nhập viện ngày một tăng.

 

Bệnh viện quá tải

Chật cứng bệnh nhi mắc SXH tại Khoa SXH BV Nhi đồng 1, TPHCM.

Một tuần qua, dịch SXH bùng phát tại nhiều quận huyện với số ca mắc không ngừng tăng lên mỗi ngày. Tại Khoa SXH BV Nhi đồng 1 có ngày điều trị nội trú hơn 120 trẻ, trong khi BV chỉ có 85 giường.

BS Lê Thị Bích Liên, Phó Giám đốc bệnh viện kiêm Trưởng Khoa SXH, lo lắng vì mới đầu mùa nhưng số trẻ nhập viện đã tăng gấp đôi các tháng trước. Hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 20 trẻ. Tương tự, chỉ có 70 giường bệnh nhưng những ngày qua Khoa SXH của BV Nhi đồng 2 phải “gánh” tới 142 trẻ điều trị, không ít bệnh nhi phải nằm hành lang do quá tải. Điều đáng nói là phần lớn trong số đó cư ngụ tại TPHCM.

Bác sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng Khoa nhi A BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết, hiện mỗi ngày nơi đây điều trị lên tới 60 trường hợp SXH, trong đó 50% bệnh nhân là người lớn.

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường trong những ngày qua cũng khiến cho trẻ mắc TCM không ngừng tăng. Ghi nhận tại Khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi đồng 1 TPHCM cho thấy có hơn 30 trẻ mắc TCM đang điều trị, đa số là trẻ dưới 5 tuổi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa, cho biết hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 10 trẻ nhập viện và không ít trẻ bị biến chứng nặng về thần kinh và hô hấp. Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 cũng trong tâm trạng tương tự khi trong một tuần trở lại đây, mỗi ngày đều có 8-10 trẻ nhập viện vì TCM. Tính từ tháng 7-2010 đến nay bệnh viện tiếp nhận 130 ca TCM, nhiều ca suy hô hấp phải thở máy.

Trong khi đó, tin từ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, tình hình sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có gần 3.000 ca bệnh, trung bình mỗi tuần có thêm 265 ca.

Không thể lơ là

Tại buổi giao ban y tế 24 quận huyện mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Lê Trường Giang yêu cầu các địa phương chủ động lên kế hoạch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh SXH. BS Giang cho biết tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Riêng dịch bệnh TCM, ông Giang chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng các quận huyện nhanh chóng tăng cường phòng chống dịch bằng cách khoanh vùng, vệ sinh môi trường, phun thuốc sát khuẩn, tuyên truyền người dân ý thức phòng ngừa. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP đã báo động “đỏ” ở những khu vực có “truyền thống” dịch bệnh bùng phát như quận 5, 6, 8, 12, Bình Thạnh, Tân Bình...

Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh SXH, TCM. Hiện 8 đoàn kiểm tra tình hình phòng chống dịch bệnh đã được thành lập và tiến hành kiểm tra công tác này tại các địa phương.

Một trẻ tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1

Ngày 3-8, tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết một bệnh nhi (6 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh-TPHCM) đã tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1. Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp. Qua thăm khám và xét nghiệm bệnh phẩm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị nhiễm cúm A/H1N1. Sau đó, bệnh nhi được cách ly theo dõi, điều trị, tuy nhiên không thuyên giảm, bệnh tình diễn tiến nặng do viêm phổi, suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cháo dinh dưỡng cho trẻ em vẫn được các bà mẹ lựa chọn là một trong những thực phẩm tiện dụng, không mất nhiều thời gian chế biến.
Khoa học đã ghi nhận tính bình ổn huyết áp ở người ngồi thiền.

Cảnh giác với bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên

Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng nói chung và các bác sĩ nhi khoa nói riêng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh. Trong đó viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất. Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân chưa rõ ở trẻ em, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi.

Dùng thuốc khi mắc trào ngược dạ dày - thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư.

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Mùa hè, trẻ em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, du lịch cùng bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đưa trẻ đi du lịch là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt và ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh rất hay gặp.

Công tác DS-KHHGĐ - Cần thay đổi nhận thức cho nam giới

(HBĐT) - Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà ngay cả ở thành thị, trong khi công tác truyền thông Dân số -KHHGĐ đã ít nhiều làm thay đổi nhận thức hành vi của chị em phụ nữ thì thực tế hiện nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ nam giới gần như “ vô can” trong công tác này.

Nước chanh chữa sỏi thận

Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát, bổ sung sinh tố C mà còn là 1 phương pháp đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận.

Dinh dưỡng có quyết định đến trí thông minh của trẻ?

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn có đứa con thông minh và khỏe mạnh. Vậy trí thông minh do những yếu tố nào quyết định? Thực sự có những loại thực phẩm nào ăn vào để phát triển sự thông minh của trẻ hay không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục